Các ứng viên lọt vào vòng 2 sẽ được yêu cầu phát triển nội dung bản đề xuất của mình thành một kịch bản. Họ sẽ được tham dự một hội thảo ba ngày với các đạo diễn, biên kịch đến từ Đức và được đào tạo về các khía cạnh khác nhau của công tác làm phim tài liệu. Cũng tại hội thảo này, họ sẽ phát triển kịch bản và lên kế hoạch sản xuất phim. Sau đó từng bộ phim sẽ được quay, dựng và hoàn thành trong thời gian từ tháng 2-4/2011.
20 phim được sản xuất sẽ được trình chiếu tại Viện Goethe Hà Nội và được nộp về Ban giám khảo trong tháng 5/2011. Ban giám khảo sẽ lựa chọn tối đa 10 phim lọt vào vòng chung kết để trình chiếu tại Liên hoan phim tài liệu châu Âu tổ chức tại Hà Nội trong tháng 6/2011.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải nhất trị giá 1.000 USD; 1 giải nhì trị giá 700 USD; 1 giải ba trị giá 500 USD. Ngoài ra, người giành giải nhất còn nhận được một khoản kinh phí tối đa 3.500 USD để sản xuất một bộ phim tài liệu (khoảng 25 – 30 phút) về chủ đề đã thể hiện qua tác phẩm đoạt giải và phim đó sẽ được tham dự Liên hoan phim Khoa học Đông Nam Á SeaDocs 2012.
Với cuộc thi Phim tài liệu xanh Việt Nam, Viện Goethe Việt Nam mong muốn ủng hộ các nhà làm phim tài liệu trẻ, đồng thời góp phần đánh động mạnh hơn ý thức của công luận khu vực Đông Nam Á về các chủ đề sinh thái cũng như tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống.
Sau khi nộp sản phẩm cuối cùng, mỗi bộ phim ngắn sẽ được nhận tài trợ 250 USD để trang trải các khoản chi phí phục vụ việc sản xuất phim.
Mỗi ứng viên sẽ đệ trình một bản đề xuất dài tối đa 2 trang A4 về một phim ngắn với chủ đề biến đổi khí hậu và hậu quả, tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Các bản đề xuất được nộp về trang web của cuộc thi (www:goethe.de/vietdocs). Các thành viên ban giám khảo sẽ lựa chọn và thảo luận để chọn ra tối đa 20 bản đề xuất lọt vào vòng 2.