Nghiên cứu để phát huy bản sắc văn hóa người Thái vào du lịch cộng đồng tại Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An

Cập nhật: 21/11/2011
Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Tây Nghệ An là khu DTSQ trên cạn có diện tích lớn nhất Việt Nam với 3 vùng lõi quan trọng là Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Với gần 2/3 tổng dân số sinh sống trong khu DTSQ và những nét văn hóa đặc sắc, cộng đồng người Thái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tại khu DTSQ này. Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu của UNESCO, việc tìm hiếu những bản sác văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái tại khu DTSQ Tây Nghệ An và sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng nhằm cải thiện đời sống của người dân và từ đó tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Đề án Bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến 2020 của Chính phủ ban hành theo Quyêt định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/07/2011.

Khu DTSQ Tây Nghệ An được UNESCO chính thức công nhận năm 2007. Đây là khu DTSQ trên cạn có diện tích lớn nhất Việt Nam (1.303.285 ha) với 3 vùng lõi quan trọng là Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Dân số sinh sống trong khu DTSQ khoảng 473.822 người. Theo thống kê của Ban dân tộc và miền núi tỉnh Nghệ An, tính đến giữa năm 2009, người Thái ở Nghệ An có 303.882 người, chiếm 69,39% dân số đồng bào các dân tộc thiểu số toàn tỉnh và 64% dân số sống trong khu DTSQ Tây Nghệ An.

Với gần 2/3 tổng dân số sinh sống trong khu DTSQ và những nét văn hóa đặc sắc, cộng đồng người Thái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tại khu DTSQ thế giới Tây Nghệ An. Việc đưa những bản sắc văn hóa đặc sắc vào phát triển du lịch sẽ góp phần vào việc cải thiện mức sống của người dân thông qua các hoạt động dịch vụ và bảo tồn.

Phát triển du lịch lồng ghép các nội dung du lịch văn hóa, có sự tham gia tích cực của cộng đồng tộc người bản địa là một trong những thế mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng. Hoạt động du lịch với các mục tiêu nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống đem lại những lợi ích an sinh thực sự cho địa phương sinh sống trong Khu DTSQ.

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có nhiều loại hình du lịch đã và đang phát triển như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tham quan, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng... Dựa vào nội lực, tiềm năng sẵn có và nhu cầu phát triển cũng như sự quan tâm của du khách đến từng vùng miền để tạo thành thế mạnh phát triển một loại hình du lịch đặc trưng nhất, phù hợp với vùng miền đó. Tại một khu DTSQ có diện tích lớn như Tây Nghệ An với điểm nhấn là 3 khu rừng đặc dụng có giá trị bảo tồn về đa dạng sinh học và cảnh quan như Pù Mát, Pù Huống và Pù Hoạt; nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các đồng bào dân tộc sinh sống hài hòa từ nghìn đời nay cùng với những nét văn hóa đặc sắc, trong đó, đồng bào dân tộc Thái đóng một vai trò chủ đạo trong các hoạt động phát triển của khu vực này.

Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những lọi thế sẵn có ngoài việc biến loại hình này thành điểm nhấn cho du lịch tại Khu DTSQ Tây Nghệ An, đó cũng là một cơ hội lớn để giao lưu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái ở Nghệ An. Hơn nữa, đây cũng là một trong những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo bằng việc thực hiện các hoạt động du lịch, dịch vụ dựa trên những giá trị, bản sắc văn hóa nơi cộng đồng mình sinh sống.

Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu của UNESCO, việc tìm hiểu những bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái tại khu DTSQ Tây Nghệ An và sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng nhằm cải thiện đời sống của người dân và từ đó tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Thức trạng và các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại Khu DTSQ Tay Nghệ An.

Hiện nay, hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại Khu DTSQ Tây Nghệ An còn chưa phát triển. Công ty du lịch Khám phá đã thiết lập được tour du lịch cộng đồng tại Môn Sơn và Lục Dạ, huyện Con Cuông. Người dân đã được tham gia vào loại hình du lịch này thông qua các dịch vụ cho khách ngủ tại nhà, hướng dẫn viên trong cộng đồng, quảng bá và bán các sản phẩm mây tre đan, thổ cẩm, các món ăn truyền thống của đồng bào Thái. Bên cạnh những hoạt động khai thác du lịch được lập thành tour như ở Vườn quốc gia Pù Mát thì các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại Khu DTSQ Tây Nghệ An còn gắn với các lễ hội của đồng bào Thái trong toàn khu vực. Hàng năm, đặc biệt là sau Tết nguyên đán thì các hoạt động lễ hội của nguôi Thái tại Khu DTSQ Tây Nghệ An cũng được diễn ra thường xuyên như: Lễ Hội Mường Ham - Quỳ Hợp từ 5 - 6 tháng Giêng; Lễ hội Đền 9 gian - Quế Phong từ 12 -15 tháng 4 (âm lịch); Lễ Hội Hang Bua từ 21 - 23 tháng 4 (âm lịch)... Đây là những lễ hội lớn gắn với bản sắc văn hóa của người Thái thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là du khách từ các nơi khác, kể cả người nước ngoài.

Những phát hiện chính

Một là, tiềm năng về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Khu DTSQ Tây Nghệ An là rất lớn. Điều này được thể hiện ở sự đa dạng về những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái Tây Nghệ An còn được lun giữ: Kiến trúc nhà sàn, những làng văn hóa Thái cổ như Bản Nưa, Bản Yên Thành ở Con Cuông, Bản Vi ở Quỳ Hợp, Bản Hồng Tiến ở Quỳ Châu...; Những nét sinh hoạt cộng đồng (múa lam vông với cồng chiêng, hát dân ca Thái; nghề dệt thổ cẩm, thêu...) đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn; Các lễ hội lớn gắn với bản sắc văn hóa người Thái còn được duy trì và phát huy như Lễ hội văn hóa dân tộc Thái hàng năm tại Môn Sơn, Con Cuông, Lễ hội Mường Ham ở Quỳ Hợp; Lễ hội Hang Bua ở Quỳ Châu, Lễ hội Đền 9 gian ở Quế Phong; Một số ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển tốt như dệt thổ cẩm; đan hàng thủ công mỹ nghệ ở Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp...

Hai là, người dân địa phương nhiệt tình hưởng ứng và mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch tại cộng đồng và sản phẩm du lịch còn rất hạn chế.

Ba là, chính sách của tỉnh đã quan tâm tới vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc nói chung, văn hóa người Thái nói riêng, phát triển du lịch và làng nghề bằng việc ban hành Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An; Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND ngày 8/8/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển du lịch Tây Nghệ An thời kỳ 2007 -2010; Quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 08/3/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015... Tuy nhiên"sự quan tâm này mới chỉ dừng lại ở việc ban hành chính sách nhưng thiếu sự quan tâm đầu tư và xúc tiến đầu tư (tuyến, điểm du lịch, làng nghề truyền thống...). Kinh phí cho việc khôi phục một số làng văn hóa Thái cổ như ở Bản Vi - Bắc Sơn - Quỳ Hợp, Bản Nưa - Yên Khê - Con Cuông là rất ít, mỗi năm chỉ được khoảng 5-10 triệu cho hoạt động của Câu lạc bộ dân ca Thái, mở lớp dạy Tiếng Thái. Chưa có quy hoạch cụ thể về tuyến, điểm du lịch cho toàn bộ khu vực trong chiến lược phát triển của miền Tây Nghệ An, dẫn đến việc quảng bá thông tin và thu hút đầu tư còn hạn chế.

Bốn là, các sản phẩm của địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm còn đơn điệu về mẫu mã, hình thức, thời gian sản xuất dài do từng hộ gia đình làm thủ công và tự phát nên chi phí bán ra không phù hợp với ngày công lao động. Điều này dẫn tới việc cạnh tranh so với cùng mặt hàng nhưng được sản xuất theo nhóm hoặc theo làng nghề. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương là một hoạt động cần thiết để nâng cao thu nhập và quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, thực tế giá thành sản phẩm so với nhân công lao động quá thấp là một hạn chế trong việc phát triển hàng hóa để tạo thêm nguồn thu cho cộng đồng.

Đề xuất

Để phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái vào phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo đảm đời sống và tăng cường công tác bảo tồn tại Khu DTSQ Tây Nghệ An, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hoạt động sau:

Thứ nhất, lập quy hoạch tổng thể về phất triền du lịch: Chú trọng tới du lịch dựa vào bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái tại Tây Nghệ An, đồng thời có chính sách đầu tư và cơ chế thu hút đầu tư để phát triển loại hình du lịch này.

Thứ hai, thiết lập tour du lịch dựa vào cộng đồng: lựa chọn một vài khu vực điển hình, nổi bật về bản sắc văn hóa của đồng bào Thái để thiết lập tour du lịch dựa vào cộng đồng làm điểm nhấn tại Khu DTSQ Tây Nghệ An. Có thể lựa chọn Bản Vi - Bắc Sơn - Quỳ Hợp; Bản Nưa - Yên Khê và Bản Yên Thành - Lục Dạ - Con Cuông để phát triển và phối hợp thiết lập tuyến du lịch cộng đồng với các công ty du lịch, công ty lữ hành;

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá về những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư, các công ty du lịch. Các thông tin quảng bá về du lịch cộng đồng dựa trên bản sắc văn hóa người Thái được cập nhật và lưu trú trên website của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Nghệ An và Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.

Thứ tư, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống: Hỗ trợ kinh phí cần thiết để khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống như nghề mây tre đan, dệt, thêu; các làn điệu dân ca và các nhạc cụ dân tộc Thái, Khắp, Lăm, Nhuôn...

Thứ năm, tăng cường năng lực: Mở lớp đào tạo cho người dân địa phương để có kiến thức, kỹ năng cơ bản về hướng dẫn viên và khai thác các dịch vụ du lịch tại địa phương.

Tóm lại, văn hóa với đa dạng sinh học vốn có mối quan hệ mật thiết từ lâu đòi. Đa dạng sinh học làm nên giá trị văn hóa, ngược lại, văn hóa giúp cho giữ gìn bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Nếu chúng ta biết cách điều khiển hài hòa mối quan hệ này, đặc biệt là ở những nơi có giá trị đa dạng sinh học cao nghĩa là chúng ta đang hướng tới sự cân bằng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững

 

4 nguyên tắc và 10 tiêu chí phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

1. Cộng đồng được quyền tham ệia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng;

2. Phù hợp với khả năng của cộng đồng: nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch;

3. Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: nguồn thu từ hoạt động du lịch phải được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng đường sá, cầu cống, điện, chăm sóc sức khỏe và giáo dục;

4. Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.

 

10 tiêu chí:

1. Người trong cộng đồng nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng.

2. Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng (lợi ích bao gồm nhiều mặt như sức khỏe, giáo dục và các hoạt động khác).

3. Hoạt động du lịch này nên lôi cuốn tất cả các thành viên của cộng đồng tham gia hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.

4. Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.

5. Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tôn trọng nền văn hóa và các "cấu trúc xã hội" tại cộng đồng.

6. Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua" những ảnh hưởng của khách du lịch phương tây.

7. Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoa và môi trường.

8. Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.

9. Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn hóa/tôn giáo của họ.

10. Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu họ không muốn.

Nguồn: vacne.org.vn/vea