Bình Liêu là một trong tám huyện miền nỳi của tỉnh Quảng Ninh, cú tới 5 dõn tộc thiểu số sinh sống, chiếm 99,4% dân số toàn huyện. Nhỡn chung, nơi đây cũn nghèo nàn lạc hậu, hoạt động kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ rừng của huyện cũng gặp nhiều khú khăn, cần có những giải pháp thích hợp.
NGUYÊN NHÂN LÀM BIẾN ĐỔI DIỆN TÍCH RỪNG
Khai thác rừng bừa bãi
Những năm qua, hoạt động khai thác rừng trái phép vẫn thường xuyên diễn ra. Khai thác gỗ mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân. Ngoài ra, phần lớn các gia đình nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số dùng gỗ để xây dựng nhà cửa, làm vật dụng, chuồng trại chăn nuôi. Trong khi đó công tác xử lý các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép chưa nghiêm ngặt (đặc biệt là những kẻ chủ mưu, đầu nậu) nên tỡnh trạng này vẫn tiếp diễn.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Đây là hoạt động rất phổ biến trên địa bàn. Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là dược liệu, các cây thuốc qúy. Việc khai thác các loại cây này rất dễ dàng đối với người dân. Ngoài ra, người dân cũng có thói quen lên rừng lấy măng để làm thực phẩm, điều này đã tác động rất xấu đến diện tích tre rừng.
Đốt nương làm rẫy
Theo kết quả điều tra năm 2007, hàng năm nước ta có khoảng 50 ngàn ha rừng bị mất do đốt nương làm rẫy. Ở Bình Liêu diện tích canh tác nương rẫy hàng năm biến động từ 1000 - 1200ha. Mặc dù đó có một số biện pháp nhằm chủ động ngăn ngừa thiệt hại rừng do sản xuất nương rẫy (thực hiện quy hoạch vùng nương rẫy), tăng cường chỉ đạo quản lý ở huyện miền núi, đặc biệt là Bình Liêu để quản lý nương rẫy, nghiêm cấm phá rừng), nhưng hàng năm trên địa bàn huyện vẫn cũng khoảng 10ha rừng nghèo và rừng non bị thiệt hại do đốt nương làm rẫy.
Do khai thác củi
Hiện nay, củi vẫn là nguồn chất đốt chính của hơn 80% dân số nước ta, đặc biệt là người dân sống gần rừng. Khai thác củi cũn là nguồn thu nhập thêm cho nhiều gia đình, chưa kể củi là nguồn chất đốt chính của những cơ sở chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng như ngói, gạch. Hàng năm, diện tích rừng của huyện bị suy giảm đáng kể do người dân khai thác củi làm chất đốt và tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương c̣n hạn chế, hành lang pháp lư chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên thời gian xử lư c̣n kéo dài chưa có tác dụng giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đăi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng khai thác trộm lâm sản, điều này ảnh hưởng đến công tác quản lư rừng của huyện.
Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là một số cấp ủy Đảng chưa tổ chức tuyên truyền, quán triệt tốt các chủ trương của tỉnh ủy, UBND tỉnh và huyện ủy về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, UBND các xã, thị trấn chưa có sự chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm mghiệp. Nhận thức về rừng ở một số bộ phận nhân dân c̣n hạn chế. Vì thế, việc khai thác rừng một cách bừa băi ngày càng mạnh mẽ làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Để bảo vệ rừng hiệu quả, đ̣òi hỏi các cấp lănh đạo trên địa bàn cần đề ra những biện pháp tích cực và phù hợp.
GIẢI PHÁP QUẢN Lí, BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN RỪNG
Hoàn chỉnh hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ cấp xă đến tỉnh, nhất là tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, hệ thống quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cấp xã.
Huyện cần tăng cường cán bộ kiểm lâm về các xã, đào tạo cán bộ nông lâm, nhất là các xă vùng sâu, vùng xa để có kỹ năng thực hiện tốt nhiệm vụ trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Ưu tiên con em nông dân các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, các tổ, các đội bảo vệ rừng cơ sở. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ, phát triển rừng tại thôn bản nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ rừng trong cộng đồng.
Khoanh vùng trọng điểm các khu vực được coi là "điểm nóng" về các hoạt động phá rừng, từ đó có kế hoạch theo dơi và tuần tra nghiêm ngặt để hạn chế nạn phá rừng.
Đẩy mạnh việc xây dựng nội dung, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đ́nh và cá nhân. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư trồng và bảo vệ rừng tại địa bàn. Giao khoán chỉ tiêu trồng rừng cụ thể cho các đơn vị và cá nhân, thực hiện hóa xă hội hóa nghề rừng, từ đó đẩy mạnh việc phát triển vốn rừng.
Một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm vốn rừng kể cả diện tích và chủng loại là do đốt rừng làm nương rẫy. Muốn phát triển rừng đọ̀i hỏi phải đảm bảo cuộc sống cho nhân dân sở tại, cần chuyển đổi phương hướng làm nương rẫy sang nghề rừng, khoanh nuôi rừng... Phát triển lâm nghiệp gắn liền với công tác định canh, định cư và phát triển kinh tế - xă hội. Do vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất rẫy luân canh và tuyên truyền phổ biến đến người dân các chính sách phát triển sản xuất lâm nghiệp là rất cần thiết.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng cho người dân. Thực hiện giáo dục kết hợp răn đe cưỡng chế, kiên quyết xử lư các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng. Trong quá tŕnh thực hiện cần phát huy tính dân chủ cơ sở trong các cộng đồng dân cư nơi có rừng nhằm nâng cao hiệu quả phương châm toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
Công tác khen thưởng tiến hành công khai, kịp thời và công bằng cho các tập thể, cá nhân xuất sắc có công bảo vệ rừng, những người can đảm tố cáo những kẻ chặt phá rừng trái phép, các hành vi trái pháp luật khác xâm phạm đến rừng và đất lâm nghiệp.