Với chủ đề “32 năm nối tiếp hành trình bảo vệ tầng ô-dôn” (32 Years and Healing), Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019 nhằm đề cao nỗ lực hợp tác quốc tế suốt hơn 3 thập kỷ qua và những thành tựu về bảo vệ tầng ô-dôn và ứng phó với biến đổi khí hậu theo Nghị định thư Montreal mà nhân loại đã đạt được.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các đánh giá về tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) gần đây được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện tại các vùng đất ngập nước ở Việt Nam (thành phần của dự án WET Mekong) cho thấy, trồng lúa – nguồn thu nhập chính của các cộng đồng đất ngập nước sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lượng mưa và nước biển dâng.
Các quốc đảo trong khu vực Thái Bình Dương đã cùng ký kết một tuyên bố chung, có tên gọi là Tuyên bố Vịnh Nadi về khủng hoảng biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương.
Nửa đầu năm 2019, công tác xây dựng các văn bản chính sách về biến đổi khí hậu (BĐKH) tiếp tục được triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Theo một nghiên cứu mới, một số đảo đá ngầm nằm dưới mực nước biển ở Thái Bình Dương dường như có sức chống chọi với biến đổi khí hậu tốt hơn chúng ta nghĩ trước đây.
Kết thúc hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết 120, Thủ tướng sẽ có kết luận chỉ đạo về các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 120 về thích ứng biến đổi khí hậu, tăng trưởng GDP năm 2018 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức ấn tượng là 7,8%, cao nhất trong 4 năm qua.
(TITC) - Trong khuôn khổ các hoạt động của Hợp tác Phát triển Bỉ tại Việt Nam, ngày 28/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Jonathan KS Choi, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại sứ quán Bỉ phối hợp cùng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội), Cơ quan Phát triển Bỉ (Enabel) đã tổ chức Hội thảo “Quản lý nước tại các đô thị của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
Kéo dài gần 7km và từng được xếp hạng là một trong những những bãi biển đẹp nhất châu Á, thế nhưng, bãi biển Cửa Đại, thành phố Hội An giờ chỉ còn lại là những bờ cát tạm bợ.