Voọc chà vá chân đỏ giảm mạnh ở Sơn Trà

Từ năm 2007 đến 2010, số lượng voọc chà vá chân đỏ tại rừng Sơn Trà đã giảm khoảng 15%. Ông Huỳnh Phước, Giám đốc Sở KH-CN Đà Nẵng đã cho biết như trên tại Triển lãm “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” tại Trường THCS Lý Tự Trọng vào ngày 9/1. Đây là triển lãm do Sở KH-CN TP.Đà Nẵng phối hợp với chuyên gia động vật học người Đức Ulrike Streicher tổ chức.

Sức hấp dẫn của Năm du lịch quốc gia Bắc Trung Bộ

Trải qua lịch sử hơn 700 năm hình thành và phát triển, Thừa Thiên - Huế xứng tầm là một trung tâm văn hóa du lịch lớn của vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Với thế mạnh đặc trưng về di tích, di sản, Năm du lịch quốc gia Bắc Trung Bộ 2012 do tỉnh Thừa Thiên - Huế đăng cai tổ chức hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, đặc sắc và hấp dẫn.

Dự báo ô nhiễm vùng biển vịnh Chân Mây – Lăng Cô

“Nghiên cứu và dự báo ô nhiễm gây tổn thương môi trường nước và trầm tích vùng biển vịnh Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế” do nhóm tác giả TS Nguyễn Đức Toàn, Bùi Quang Hạt, Lý Việt Hùng thuộc Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường thực hiện vừa được công bố trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tháng 12/2011, nằm trong Dự án “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo ô nhiễm gây tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy biển các vùng biển Việt Nam”.

Đồng Nai: Khôi phục nghề dệt thổ cẩm Châu Mạ

Ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nơi có đông đồng bào Châu Mạ với 118 hộ sinh sống. Nơi đây bà con dân tộc Châu Mạ vẫn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện được phần nào cuộc sống.

Ðể du lịch Mộc Châu phát triển xứng tiềm năng

Mộc Châu (Sơn La) là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia nằm trong chiến lược phát triển của du lịch vùng Tây Bắc. Ðây là điểm đến đang thu hút sự quan tâm của các đơn vị lữ hành và nhiều nhà đầu tư. Hiện tại, quy hoạch du lịch Mộc Châu đang được hoàn thiện để báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2012.

Năm “Du lịch xanh” Hà Nội: Khẳng định vị thế điểm đến của Thủ đô

Năm Du lịch xanh Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt hơn 1,5 triệu lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ. Khẳng định vai trò kinh tế mũi nhọn của ngành Du lịch Thủ đô, cũng như tạo đà cho du lịch phát triển mạnh mẽ những năm tiếp theo, từng bước khẳng định vị thế, trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc gia và khu vực.

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều Bài toán phát triển làng nghề gắn với du lịch

Để các sản phàm thủ công độc đáo, tinh xảo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khâu, góp phân giải quyết một lượng lớn lao động địa phương là một bài toán không hề đơn giản đối với các làng nghề hiện nay.

Thành lập Đoàn kiểm tra công tác lễ hội tại các địa phương

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2012, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và 02 Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Lê Khánh Hải làm trưởng đoàn sẽ thăm và làm việc tại các tỉnh: Thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Quảng Ninh.

Số lượng sếu đầu đỏ ngày càng nhiều tại ĐBSCL

Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) về đồng cỏ bàng ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) ngày càng nhiều hơn, số lượng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2006, đàn sếu đầu đỏ chỉ có 66 con thì hiện nay tăng lên 206 con, cho thấy môi trường sinh thái ở đây cải thiện đáng kể, ổn định và bền vững, trở thành nơi cư ngụ quan trọng của Sếu, vốn là loài chim rất nhạy cảm với môi trường. Đồng cỏ bàng tự nhiên ở xã Phú Mỹ là đồng cỏ duy nhất còn sót lại của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển du lịch VN bền vững: Tăng trưởng từ “nóng” sang “xanh”

Du lịch Việt Nam xác định tăng trưởng bền vững và phát triển du lịch bền vững là cách chuyển đổi hài hòa hợp lý từ “tăng trưởng nóng” sang “tăng trưởng xanh”, từ phát triển chưa bền vững sang phát triển bền vững trong thời gian tới.