Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Sau giai đoạn phục hồi kinh tế hậu COVID-19, Tuyên Quang đã ghi nhận những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực du lịch, thương mại và dịch vụ. Đặc biệt, các chương trình kích cầu du lịch cùng với việc phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới đã tạo ra nguồn thu quan trọng cho tỉnh, đồng thời củng cố vị thế của Tuyên Quang trên bản đồ du lịch quốc gia, khẳng định sức hút và tiềm năng phát triển trong tương lai...
Nhằm khẳng định vai trò của văn hóa trong việc phát triển du lịch bền vững, đồng thời tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa, nhằm tạo động lực cho sự phát triển của ngành du lịch Hà Giang, mới đây, tại Hà Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hà Giang, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh Hà Giang và Hội Lữ hành G7 đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”.
Nằm trong vùng đệm của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) - nơi có loài linh trưởng quý hiếm thứ 2 trên thế giới, xóm Giộc Sâu, xã Ngọc Khê với hệ động, thực vật độc đáo, đang từng bước xây dựng làng du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn, lý tưởng cho du khách yêu thích tìm hiểu nét đẹp văn hóa bản địa và khám phá thiên nhiên.
Ngoài mục đích cứu hộ động vật hoang dã khỏi nạn buôn bán, săn bắt trái pháp luật, những năm qua, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội còn tái thả về môi trường tự nhiên hàng nghìn cá thể động vật rừng. Hoạt động này không chỉ bảo vệ các loài động vật quý, hiếm khỏi bị tuyệt chủng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, làm phong phú hệ sinh thái ở Việt Nam.
Có hai điều tác động trực tiếp đến ngành du lịch là giao thông và thời tiết. Trong những năm qua, các địa phương đã rất nỗ lực đầu tư để cải thiện mạng lưới giao thông kết nối các điểm du lịch, nhưng, việc dự báo thời tiết du lịch vẫn còn là một khoảng trống lớn.
Một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... gắn với đó là công cuộc khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Sáng 8/10, Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố làm việc với Sở Du lịch và Sở Văn hóa và Thể thao. Đồng chí Bùi Đức Quang, Phó Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc giám sát. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số Sở, ban, ngành, địa phương.
Ngay sau bão số 3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn, kịp thời nắm bắt khó khăn để chỉ đạo tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhanh chóng phục hồi. Các địa phương và doanh nghiệp đã khẩn trương bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả thiên tai, “chạy đua” với thời gian để sớm hoạt động trở lại phục vụ mùa khách du lịch tàu biển.
Thông tin từ Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch (Thành phố Hồ Chí Minh), điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) vừa được xếp trong top 12 danh giá Giải thưởng ESD OKama về phát triển bền vững do Nhật Bản tổ chức và công nhận.