Long An: Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch

Trong bản đồ du lịch Việt Nam, Long An được đánh giá là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, quê hương của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc. Đây được xem là nguồn “tài nguyên” lớn để phát triển du lịch. Thế nhưng, thời gian qua, các thế mạnh này chưa được “đánh thức” và phát huy.

Đừng để giá trị đa dạng sinh học bị bỏ ngỏ

Việt Nam được xếp hạng thứ 14 trên thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm. Điều đáng tiếc là nhiều loài trong số đó đang bên bờ vực tuyệt chủng.

Quảng Bình: ''Đánh thức'' tiềm năng du lịch huyện Quảng Ninh

Nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh và những cánh rừng nguyên sinh, sông suối, hang động vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ để phát triển du lịch. Quảng Ninh đang tập trung xây dựng huyện thành điểm đến hấp dẫn, đặc sắc và thân thiện gắn với những hình ảnh độc đáo, mang đậm bản sắc địa phương.

Du lịch Quảng Ninh ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ bao gồm nhiều loại hình du lịch, như: Sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng mạnh mẽ và phức tạp, hiện nay ngành Du lịch đang đưa ra những giải pháp để đối mặt với các thách thức, đe dọa đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển

"Đà Nẵng cần ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khai thác có hiệu quả các khu công nghệ thông tin tập trung, khu công viên phần mềm để thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin" - Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ.

Hà Giang: Hồ Thầu phát triển du lịch bền vững

Hồ Thầu cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) 32 km. Toàn xã có 8 thôn, bản, là nơi cư trú của người Dao, Mông, Nùng, Tày, Kinh… Với giá trị văn hóa (VH) đa dạng, đậm đà bản sắc truyền thống, cùng với đó, Hồ Thầu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp như: Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang, đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, những cánh rừng nguyên sinh, rừng chè Shan tuyết cổ thụ…

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ bẫy bắt chim trời, giải cứu và thả về tự nhiên hàng trăm cá thể

Trong hai ngày 30.9 và 1.10, các đơn vị kiểm lâm ở cơ sở đã phối hợp với lực lượng chức năng tại địa phương ra quân tháo gỡ bẫy bắt chim trời trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiều cá thể chim đã được giải cứu, thả về môi trường tự nhiên.

Bắc Kạn: Giải pháp phát triển Khu du lịch Ba Bể

Huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đang đặt ra nhiều giải pháp nhằm phát triển Khu du lịch Ba Bể gắn với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm hài hòa giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên thiên nhiên.

Đà Nẵng: Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch

Chiều 01/10, phát biểu tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030, Bí thư quận ủy Liên Chiểu Nguyễn Hà Bắc đánh giá cao hiệu quả của đề án cũng như các nhiệm vụ đã triển khai ở giai đoạn tiếp theo. Đồng thời đề nghị UBND quận tham mưu, phối hợp các sở, ban, ngành xây dựng lộ trình để tiếp tục phát triển, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề, các hộ làng nghề lưu ý thực hiện các chỉ dẫn địa lý.

Để Vĩnh Long trở thành trung tâm du lịch đường sông Đồng bằng sông Cửu Long

Đó cũng là câu hỏi mà các diễn giả tham gia các buổi tọa đàm trên tàu La Marguerite đặt ra để cùng nhau tìm những lời giải thỏa đáng. Có nhiều ý kiến đề xuất, nhiều ý tưởng dù là vẫn còn dạng gợi mở ban đầu, nhưng đã cho thấy tiềm năng thực sự về du lịch (DL) đường sông của tỉnh Vĩnh Long.