Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp không thể đi du lịch tại các nơi đông đúc thì xu hướng tìm về với thiên nhiên đang ngày càng được ưa chuộng. Nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian gần đây cũng đã thu hút nhiều khách đam mê khám phá thiên nhiên đến để trải nghiệm.
Trà Vinh có 65km bờ biển, một số vùng đất mới bồi, có hàng trăm gò, động cát và mạng lưới sông ngòi chằng chịt, nhiều vườn cây ăn trái với đủ chủng loại cùng bản sắc văn hóa lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh.
Tiềm năng du lịch Trà Vinh vốn có thế mạnh ở sự mộc mạc, thiên nhiên hoang sơ. Tận dụng lợi thế đó, Trà Vinh xây dựng nền tảng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Đây là hướng đi bền vững, vừa gìn giữ văn hóa bản địa vừa phát huy tiềm năng, mà không phải khai thác quá nhiều tài nguyên môi trường.
Loại hình du lịch “go green tourism” tạm hiểu là “đi theo hướng xanh” hay “trả lại giá trị xanh” đã trở thành xu hướng toàn cầu ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là ngành khách sạn, nhà hàng và sắp tới sẽ là ngành lữ hành nếu các doanh nghiệp du lịch quan tâm đổi mới sản phẩm tour của mình sau đại dịch Covid -19.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến Hà Nội liên tục trải qua các đợt giãn cách xã hội, tác động đáng kể đến xu hướng của ngành du lịch nói riêng và lối sống nói chung khi con người ngày càng mong muốn tìm về sự cân bằng trong cuộc sống.
Không chỉ du lịch wellness, mà việc sở hữu không gian sống với lối sống wellness cũng đang trở thành một hot-trend. Và Phú Quốc chính là ngôi sao trong chân lý sống khoẻ của giới nhà giàu, khi hòn đảo này sẽ được thí điểm đón khách quốc tế có “hộ chiếu vắc xin” đầu tiên ở Việt Nam.
Giữa bạt ngàn rừng già dọc hai bên đường Hồ Chí Minh, những cây săng lẻ nổi bật với mầu đỏ vàng khi đến mùa thay lá. Dọc miền tây xứ Nghệ, Tương Dương được xem như “thủ phủ” của loại cây này với những cánh rừng rộng tới hàng chục ha. Cùng những cọn nước và nét duyên của các dân tộc bản địa, ai đến đây cũng thấy mình “lạc lối”.
Ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng cùng tụ lại một điểm thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tạo nên hồ Slam Pé, có nghĩa là ba hồ, người Việt vẫn thường gọi là hồ Ba Bể.
Với mong muốn nhân lực ngành Du lịch thêm chuyên nghiệp, sáng tạo, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, Câu lạc bộ (CLB) “Du lịch xanh” ra đời. Hoạt động suốt 13 năm dưới sự bảo trợ của khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội và Đoàn Thanh niên nhà trường, hơn 100 thành viên của CLB đã lan tỏa rộng khắp thông điệp về một nền du lịch “xanh”.
Tại đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, con trâu không chỉ phục vụ việc cày bừa mà còn phục vụ phát triển kinh tế du lịch kể từ khi mô hình du lịch đồng quê ra đời.