Tối 9/4, tại Công viên trên núi Trường Lệ, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) tổ chức Lễ hội tình yêu hòn Trống Mái năm 2023.
Đến với khu nhà mồ Jrai Arap (chủ yếu tập trung ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), chúng ta không chỉ choáng ngợp trước “rừng tượng” với đủ mọi tư thế, kiểu dáng từ tĩnh đến động mà còn được chiêm ngắm những hoa văn đa dạng ngay trên nóc nhà mồ.
Nằm cách thành phố Vinh hơn 20 km về phía Tây, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An) được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và ghi dấu ấn Phật giáo lâu đời trên vùng đất xứ Nghệ. Du khách đến chùa không chỉ để tìm kiếm những giây phút tĩnh lặng, bình an nơi tâm hồn mà còn có dịp chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và phong cảnh núi non hùng vĩ nơi đây.
Đình Thanh Lương (phường Hương Xuân, TX. Hương Trà); miếu Linh Quang (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) và nhà thờ Hồ Quang Đại (phường Thủy Biều, TP Huế) là những công trình vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Ngày 5/4, tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) công bố quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương”. Đây là sự kiện ý nghĩa đối với người dân, góp phần quảng bá chè đặc sản Tân Cương để phát triển kinh tế.
Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.
Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông có diện tích 4.760km2, với hệ thống 50 hang động, có tổng chiều dài gần 10.000m. Trong đó, hệ thống hang động núi lửa nổi bật là hang C7 có chiều dài 1.266m, được xác định là hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á.
Chiều 3/4, tại thị xã Bình Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ công bố quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm tàu hủ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh”.
Kể từ năm 1993, khi lần đầu tiên Việt Nam có di tích được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích Cố đô Huế, đến nay sau 30 năm, Việt Nam đã có 32 di sản được vinh danh, bao gồm: 2 di sản thiên nhiên, 1 di sản hỗn hợp, 29 di sản văn hóa. Đây là nguồn tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.
Tối 2/4, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội Interkurtul (CHLB Đức) tổ chức khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VII.