APFNet giúp Việt Nam phục hồi và quản lý rừng

Cập nhật: 05/11/2010
Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương về Quản lý rừng bền vững & Phục hồi rừng (APFNet) giúp Việt Nam phục hồi và quản lý rừng bền vững theo một dự án do chính APFNet tài trợ trị giá 499.750 USD kéo dài trong 24 tháng.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương về Quản lý Rừng Bền vững&Phục hồi Rừng (APFNet) đã khởi động dự án đầu tiên do APFNet tài trợ tại Việt Nam tại hội thảo diễn ra tại Hà Nội ngày 27/10/2010. Dự án tập trung vào Lâm Nghiệp với tiêu đề: “Trình diễn năng lực phục hồi rừng và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam”.

Dự án nhằm áp dụng tổng hợp các thành tựu của các dự án /Chương trình đến các cộng đồng người dân thuộc các xã của dự án nhằm phục hồi và quản lý bền vững 50 ha rừng tự nhiên thứ sinh bị suy thoái thuộc hai xã và đóng góp vào việc xóa đói, giảm đói nghèo cũng như cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng.

Thời gian thực hiện dự án là 24 tháng với tổng kinh phí là 499.750 USD. Dự án được thực hiện tại hai xã Thanh Sơn và Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), nơi mà hầu hết người dân  thuộc các nhóm dân tộc thiểu số Mường và Dao.

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Phó tổng Cục trưởng  Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, nói: “Thiện thành công dự án sẽ đóng góp vào việc chống lại nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu thông qua giảm thiểu phá rừng và suy thoái rừng và tăng hấp thụ carbon của các rừng thứ sinh. Dự án cũng có tiềm năng trong việc giảm khí nhà kính trong, các dự án REDD (Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng)”.

Cơ quan thực hiện dự án là Chi cục Phát triển Nông nghiệp&Nông thôn Phú Thọ với đối tác hỗ trợ kỹ thuật là Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam.

Trong những năm gần đây, do sự mở rộng trồng rừng, nguồn tài nguyên rừng trong khu vực đã được phục hồi một cách hiệu quả và độ che phủ của rừng đã tăng dần. Tuy nhiên, suy thoái rừng vẫn còn là một vấn đề lớn và năng lực quản lý rừng ở các quốc gia là khác nhau.

Trong bối cảnh này, việc thiết lập APFNet đã được thiết lập nhằm thúc đẩy phục hồi rừng, trồng rừng và cải thiện quản lý rừng bền vững ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thông qua tăng cường năng lực, chia sẻ thông tin, đối thoại chính sách trong khu vực cũng như thực hiện các dự án thí điểm nhằm đóng góp vào việc cải thiện mục tiêu tăng độ che phủ của rừng trong khu vực APEC lên ít nhất 20 triệu ha đối với tất cả các loại rừng cho đến năm 2002 và tăng cường quản lý nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực để cải thiện năng suất và các lợi ích kinh tế của hệ sinh thái rừng trong khu vực, giảm thiểu và thích nghi đối với biến đổi khí hậu và gia tăng hấp thụ carbon”, ông Qu Guilin, Tổng Giám đốc Mạng lưới APFNet, phát biểu.

APFNet đã thực hiện nhiều hoạt động có hiệu quả nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững kể từ tháng 9/2008, khi APFNet đi vào hoạt động chính thức. 43 đại biểu từ 16 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tham gia vào các chương trình tập huán chuyên đề về: “Quản lý rừng bền vững” và “Phát triển Lâm nghiệp và Nông thôn”. Tám sinh viên từ các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Bangladesh, Papua, New Guinea đã được nhận học bổng thạc sĩ từ quỹ APFNet. APFNet đã tổ chức một số hội thảo quốc tế về quản lý rừng bền vững với các tổ chức khác như FAO, TNC, GOFC-GOLD … để tìm ra các mô hình và các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hiện tại, APFNet kí hiệp định dự án với FAO và Bộ Lâm nghiệp của Việt Nam và Nepal để cung cấp ngân sách cho các dự án thí điểm với tổng kinh phí là 1.500.000 USD.

APFNet là một tổ chức mở có nhiệm vụ  tăng cường và cải thiện sinh kế và quản lý rừng bền vững khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mạng lưới mong muốn cộng tác với các tổ chức vùng hoạt động về rừng nhằm tăng cường và cải thiện quản lý rừng bền vững và sinh kế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua xây dựng năng lực, chia sẻ thông tin, đối thoại chính sách vùng và các dự án thí điểm. Mạng lưới APFNet do Trung Quốc thiết lập và được sự đồng tài trợ của Úc và Mỹ và đã được thông qua trong hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 15 (11/2007, Sydney, Úc) đồng thời đưa vào tuyên bố về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch của các nhà lãnh đạo APEC.

Phúc Anh

 

Nguồn: Vfej.vn