Liên kết chặt, khai thác sâu, quảng bá rộng

Cập nhật: 15/03/2012
Từ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn đến nay, lượng khách du lịch tới các tỉnh miền Tây Nam Bộ tăng đột biến. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động du lịch miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, các loại hình du lịch này chưa được đầu tư nhiều, nên du khách dễ nhàm chán.

Miệt vườn ấn tượng và nhiều tiềm năng chưa khai thác

 

Sau Tết Nguyên đán, TP Cần Thơ đã tổ chức một hoạt động lễ hội mừng Đảng, mừng xuân khá ấn tượng với chủ đề “Sắc xuân miệt vườn”. Hoạt động này đã thu hút hơn 3000 du khách, trong đó có 30% là khách nước ngoàị Đến với vùng đất Tây Đô, du khách được hòa mình với sông nước miền Tây trong các hoạt động, tham gia làm bánh tét, bánh xèo, quết bánh phồng, gõ bánh in, nướng cá lóc, xem trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đi thăm chợ nổi Cái Răng, làng du lịch Mỹ Khánh, Phù Sa, cồn Khương, cồn Ấu, cầu Cần Thơ… Các chủ tàu du lịch và chủ ghe chở khách nói rằng: Nếu lúc nào Cần Thơ cũng nhiều khách như thế, thì du lịch ở đây sẽ khởi sắc.

Chúng tôi đã đi đủ 12 tỉnh, thành phố ở vùng ĐBSCL. Các địa phương ở đây chỉ quen với mô hình làm du lịch miệt vườn trên những gì mình đang có. Vì thế, vùng đất này chưa có các tour dài kết nối với các tỉnh, thành phố với nhaụ Hơn thế nữa, du khách đến tỉnh nào cũng thấy cách thức tổ chức, các sản phẩm du lịch na ná nhau, chưa có mô hình và sắc thái riêng, nên rất dễ chán. Nhiều nơi khách đến thăm nhà vườn vài tiếng đồng hồ là không còn gì để xem, để chơi lại phải lên xe về nghỉ tại các khách sạn ở thành phố, thị xã, đúng như ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ trao đổi với chúng tôi: “Miền Tây Nam Bộ chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch của mình. Cách tổ chức du lịch vẫn giống nhau về diện mạo, chưa có sự đột phá về hình thức, quy mô, chưa mang đặc thù riêng”.

Du khách thả hồn với sông nước miền Tây Nam Bộ trên những chiếc ghe ở cù lao Thới Sơn (Tiền Giang).

Có nhiều người cho rằng, tình hình lạm phát hiện nay rất khó để vay vốn đầu tư xây dựng các công trình du lịch. Trên thực tế, nhiều chỗ không cần phải đầu tư lớn vẫn có thể tạo ra các loại hình hấp dẫn. Ví dụ như, có thể xây các căn nhà nghỉ sạch, thoáng theo đúng phong cách miền Tây trong các vườn cây để du khách có nhu cầu nghỉ trưa, nghỉ qua đêm. Người dân có thể sửa chữa, đóng mới những chiếc ghe để du khách có thể tự tập chèo, tập láị Trong mùa nước nổi này, nếu bỏ một khoản tiền nhỏ để mua cần câu, có ghe mới cho du khách đi câu cá, đi hái bông điên điển, hay tham gia cắt lúa, trồng rau, cho cá bè ăn... thì thật hấp dẫn và hiệu quả. Các hình thức này gọi là “Nông dân-nhà vườn làm du lịch”. Mặt khác, các tỉnh, thành phố cần quy hoạch xây dựng hệ thống nhà vườn phong phú về chủng loại cây trái, hấp dẫn về các loại hình giải trí và liên kết chặt chẽ với nhaụ Đây là những hoạt động và cảnh vật thật, chứ không phải tái tạo, hay làm giả, giúp du khách có thể tham gia nhiều thú vui chơi, chứ không phải đi hai, ba ngày đã không còn gì để xem và chơi như hiện naỵ Ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã có những nông dân biến vườn cây trái thành điểm thu hút du lịch, mùa nào thức ấy du khách có thể sử dụng tại chỗ các dịch vụ ăn uống, nghỉ qua đêm ngay tại nhà vườn. Nhiều gia đình có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng từ phát triển du lịch như thế.

 

Cần phải làm gì?

 

Đã có nhiều cuộc hội thảo bàn biện pháp để phát triển du lịch cho miền Tây Nam Bộ. Việc liên doanh, liên kết giữa các công ty du lịch và các địa phương vẫn rời rạc. Đó là lý do chưa có các tour dài ngày, hấp dẫn tới nhiều nơi trong vùng cũng như vươn ra nước ngoàị Nguyện vọng của các công ty du lịch là phải có một “nhạc trưởng” để hình thành những tour du lịch dài giữa các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ và cả với nước bạn Cam-pu-chia hay vươn sang cả Thái Lan, Làọ Điều đó rất cần phải có sự liên kết giữa các hộ dân làm du lịch với chính quyền và với các công ty du lịch để có kế hoạch chặt chẽ, tổ chức chu đáo khi tiếp đón các đoàn khách.

Mỗi một địa phương cần phải tạo ra một phong cách du lịch riêng, Cần Thơ phải khác Bến Tre, Trà Vinh, An Giang và các tỉnh cũng phải có đặc thù riêng của mình. Miền Tây cũng có rất nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như kẹo dừa, bưởi da xanh (Bến Tre), tôm khô, cá lóc khô, mật ong (Cà Mau), nem chua (Lai Vung-Đồng Tháp), bánh pía (Sóc Trăng)… Nếu quan tâm để các sản phẩm này đến tay du khách nhiều hơn, cũng là một lợi thế để du lịch ĐBSCL phát triển.

Một phong cách chuyên nghiệp cần có để phát triển du lịch miệt vườn ở vùng ĐBSCL là phải đào tạo được đội ngũ hướng dẫn viên, quản lý du lịch có chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ giỏi, am hiểu phong tục tập quán, lối sống của người miền Tâỵ Đây là một vấn đề rất cần thiết để tổ chức các tour chất lượng, quảng bá du lịch rộng rãi, tạo ra sự hấp dẫn, thân thiện giữa du khách với vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Nguồn: Qdnd.vn