Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đánh giá cao cam kết mạnh mẽ và hành động khẩn trương của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu tại cuộc gặp Trưởng Phái đoàn các nước Cộng đồng Pháp ngữ (OIF), ngày 7/7.

Tài nguyên, hệ sinh thái biển là đầu vào cho phát triển kinh tế biển

Tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái biển… là những nguồn “vốn biển tự nhiên” quan trọng, là đầu vào cho phát triển kinh tế biển. Vì vậy, không thể đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế mà cần xem xét trong tổng thể hài hòa với lợi ích kinh tế, đảm bảo cân bằng giữa phát triển và bảo tồn biển, đặc biệt là môi trường và các hệ sinh thái biển.

Triển khai các Dự án Thuận thiên giúp giảm tác động biến đổi khí hậu và thảm họa thời tiết

Ngày nay, các cộng đồng khắp nơi trên thế giới đang phải hứng chịu những tác động nghiêm trọng do BĐKH, trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những nhóm người dễ bị tổn thương tại các quốc gia có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến năm 2019, các thảm họa đột ngột do thời tiết và BĐKH đã cướp đi sinh mạng của hơn 410.000 người.

Phát triển bền vững kinh tế biển

Với định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của người dân và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường biển và chủ quyền biển, hải đảo.

Trà Vinh: Ứng phó biến đổi khí hậu

Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) luôn tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Những năm qua, với các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh đã tập trung triển khai và từng bước hoàn thiện các giải pháp về công trình, phi công trình và các lớp đào tạo, tập huấn về công tác phòng, chống thiên tai các vùng trọng điểm... được ngành nông nghiệp tích cực triển khai.

Trà Vinh: Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển

Trước tác động của biến đổi khí hậu tỉnh Trà Vinh tập trung huy động nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung thực hiện các chương trình trồng rừng ngập mặn cũng như triển khai các dự án đầu tư xây kè chống sạt lở.

Đẩy mạnh hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu

Vừa qua, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (BĐKH), Bộ TNMT và Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) đã tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về chuyển dịch năng lượng, ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Bản ghi nhớ hợp tác thuộc khuôn khổ Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) do UNOPS quản lý, hướng tới thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam và đạt được các mục tiêu ứng phó với BĐKH đề ra trong Thỏa thuận Paris.

Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

“Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn do mực nước biển dâng cao, sạt lở bờ sông và các rủi ro liên quan đến khí hậu khác… ĐBSCL cần tinh thần tự tin, tự lực, tự cường vươn lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như thế tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 được tổ chức tại TP Cần Thơ mới đây.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 12 năm 2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng gồm Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, thuộc phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở cửa sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình.

Bình Định: Tập huấn tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Trong tháng 6.2022, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) đã tổ chức 5 lớp tập huấn tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn cho 100 đại diện các hộ dân sống tại các khu vực gần rừng ngập mặn tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), các xã: Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận (huyện Tuy Phước) và phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn). Các lớp tập huấn này nhằm nâng cao nhận thức và kỹ thuật bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và giới thiệu một số mô hình sinh kế dưới tán cây ngập mặn.