Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã chuyển từ bị động sang ứng phó, chủ động phòng ngừa, bảo vệ và hồi phục.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức nghiêm trọng của nhân loại, tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 6, nhóm công tác II (AR6 WGII) về “Tác động, khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương” được Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu công bố tháng 2/2022 đã chỉ ra những vấn đề đáng lo ngại về BĐKH, thời tiết cực đoan diễn ra ở mọi nơi trên trái đất, bầu khí quyển và biển đang nóng lên với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. BĐKH diễn ra bất thường và nghiêm trọng hơn dự báo; hạn hán, nắng nóng khắc nghiệt và lũ lụt kỷ lục đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.
Biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm tăng thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần. Động đất, lũ lụt có chiều hướng gia tăng.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 và cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học, nhà môi trường và chính phủ các nước hiện nay. Dưới đây là các kiến thức về biến đổi khí hậu:
(TITC) - Ngày 26/7/2022 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050”. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Nắm giữ 80% GDP toàn cầu, các thành phố (TP) trên thế giới đang chịu trách nhiệm cho khoảng 70% lượng khí thải CO2 và 75% tổng lượng tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ. Các TP đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và đổi thay, nhưng cũng là nơi khai mở, thử nghiệm cho các ý tưởng và sáng kiến mới. Báo cáo đánh giá về biến đổi khí hậu (BĐKH) 2022 của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) chỉ ra rằng các TP là một trong những trụ cột quan trọng cho các hành động khí hậu. Báo cáo cũng cho thấy các kế hoạch tổng thể và bao trùm không chỉ giúp tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu, mà còn giúp cải thiện sức khỏe và phúc lợi của các cộng đồng yếu thế, dễ bị tổn thương.
Rừng ngập mặn được đánh giá là một trong những giải pháp chống chịu với biến đổi khí hậu dựa vào thiên nhiên hiệu quả nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của “vành đai xanh” chắn sóng ven biển, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi tại địa phương.
Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vừa được Chính phủ phê duyệt nêu rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai.
Trong cuộc thảo luận tại Đại hội đồng ngày 19/7, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc đã đồng loạt khuyến khích mọi người trên thế giới thay đổi mối quan hệ với thiên nhiên khi trái đất đang bị đe dọa bởi khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm và mất đa dạng sinh học.
Các quan chức cấp cao đến từ 40 quốc gia nhóm họp tại thủ đô Berlin (Đức) để thảo luận về cách tiếp tục tập trung vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và khắc phục tác động của tình trạng Trái đất nóng lên. Đây cũng được gọi là Đối thoại Khí hậu Petersberg lần thứ 13.