Bài 7: Phát triển kinh tế biển xanh cần có tầm nhìn và giải pháp trọng tâm, trọng điểm

Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh "hướng ra biển là thịnh vượng"... Bởi vậy, việc hướng tới một nền kinh tế biển xanh trên cơ sở bảo tồn và phát huy các "nguồn vốn biển tự nhiên", đặc biệt là các nguồn tái tạo năng lượng gió, nuôi biển, du lịch sinh thái... đang được xem là giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững đối với nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.

Bài 6: Đại biểu Quốc hội "hiến kế" phát triển kinh tế biển xanh

Đóng góp ý kiến xây dựng nền kinh tế biển xanh phục hồi, ổn định và phát triển sau đại dịch COVID-19 và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiều đại biểu Quốc hội Khóa XV cho rằng: Cần tập trung tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình, kế hoạch đã được Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ban hành, đặc biệt quan tâm triển khai các nhiệm vụ cấp bách, trong đó có việc xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Bài 5: Phát triển kinh tế biển xanh: Góc nhìn từ các chuyên gia quốc tế

Khẳng định Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế về biển, song nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị: Để nhanh chóng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững, trong đó kinh tế biển xanh đóng vai trò chủ đạo…, Việt Nam cần đổi mới công tác quản lý để hướng tới kinh tế biển xanh bền vững.

Phát triển đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 17/6/2022, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức Phiên toàn thể của Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh”. Phiên họp do Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì. Tham dự Phiên họp có 400 đại biểu trực tiếp cùng hơn 2.000 đại biểu dự trực tuyến tại 872 đô thị trong nước và một số điểm cầu quốc tế là các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp...

Bài 4: “Phao cứu sinh” cho người dân vùng biển miền Trung

Những ngôi nhà chống bão lụt hay những cánh rừng ngập mặn trải dài tại các tỉnh ven biển không chỉ là "phao cứu sinh" bảo vệ con người, bảo vệ môi trường, mà còn giúp hồi sinh những vùng "biển chết" nơi đây.

Bài 3: Ngư dân Quảng Bình “đưa rác vào bờ”, bảo vệ môi trường biển sau chuyến ra khơi

Từ một xã vùng biển có lượng rác trôi nổi nhiều, đến nay, xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường biển. Ngư dân cũng đã ý thức hơn việc đưa rác về bờ sau mỗi chuyến ra khơi.

Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập nước

Mặt trái của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long với cường độ cao đã gây nhiều hệ lụy đối với rừng tự nhiên, nhất là các loại rừng ngập mặn, tràm, phòng hộ. Việc bảo tồn, tái tạo hệ sinh thái rừng ngập nước giúp người dân cải thiện sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bài 2: Bà Rịa – Vũng Tàu: Bảo vệ cửa biển bằng cấu kiện lắp ghép

Biến đổi khí hậu (BĐKH) tạo ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội tại các tỉnh ven biển nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Vì vậy, hơn bao giờ, cần phải có giải pháp kịp thời cho khu vực này để phát triển bền vững và chống chịu, tự phục hồi trước những diễn biến bất thường của BĐKH…. Giải pháp cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, đê biển được ứng dụng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giải quyết tình trạng xói lở khu vực cửa sông và vùng ven biển cho bà con nơi đây.

Cần Thơ: Tập trung nguồn lực phát triển đô thị xanh, bền vững

Thời gian qua, thành phố Cần Thơ đang đồng loạt triển khai các chương trình, kế hoạch hành động nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, đô thị xanh thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế biển xanh - “Chìa khóa” đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Kinh tế biển xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Bởi đứng trước nguy cơ biển, đại dương đang đối mặt với những đe dọa và rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm, khai thác quá mức tài nguyên…nếu các quốc gia không hành động kịp thời thì nhiều vùng đảo, vùng ven biển và các hệ sinh thái tự nhiên sẽ biến mất vào năm 2100. Vì vậy, phát triển kinh tế biển xanh chính là “chìa khóa” hướng đến sự thịnh vượng và đưa đất nước trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.