Du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đã và đang mang lại không chỉ đơn thuần là thu nhập cho người dân, lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn tạo ra những giá trị vô hình khác như định hình nền nông nghiệp xanh, bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn...
Du lịch sinh thái có tiềm năng để xây dựng sự bền vững cho các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, tạo nên nguồn thu cho các khu rừng và công tác bảo tồn đa dạng sinh học, cùng với đó đem lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/HU ngày 12/5/2021 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 30-NQ TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, Văn Chấn đã tập trung đầu tư, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch xanh.
Trong ánh nắng vàng rực rỡ của mùa thu, cánh đồng lúa ruộng bậc thang đang chuẩn bị cho thu hoạch, dòng suối Nà Ca trong vắt với những hòn đá tự nhiên xếp chồng lên nhau… đã trở thành điểm nhấn đáng để du khách một lần đến khám phá, trải nghiệm, chụp ảnh tại thôn Pác Phai, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể.
Du khách có dịp đến với ấp đảo Thiềng Liềng ắt hẳn sẽ rất bất ngờ với giọng ca ngọt ngào của những diêm dân. Từ người lớn tuổi đến trẻ con, ai cũng có thể ngân nga hát vọng cổ. Giữa nắng cái gió ban trưa, hay đêm tối tĩnh mịch, tiếng rao đờn dạo lên da diết và những giọng ca “ngọt như mía lùi” như níu chân người nghe, bình yên đến lạ.
“Pleiku/
Khoảng trời lá thông/
Khoảng trời có ô/
Khoảng trời có tán/
Nắng ràn rụa cháy từng sợi mảnh/
Gió thì thầm hát mãi khúc thần ca...”.
Những câu thơ rất hay của Phạm Đức Long khiến tôi tìm về nép mình dưới những tàng thông xanh, thư thái tận hưởng không gian mát lành của Phố núi.
Từ lâu, bà Đen đã trở thành biểu tượng tín ngưỡng của người dân Nam bộ.
Sử dụng các vật liệu thân thiện, giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo vệ, phát triển các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên một cách lâu dài và bền vững..., là những cách làm đang được nhiều khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La chú trọng, hướng tới thúc đẩy phát triển du lịch xanh.
Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư) và làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) đã trở thành điểm đến quen thuộc của rất nhiều du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Nhằm lưu giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mới đây, UBND TP. Pleiku đã phê duyệt đề án xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại 2 ngôi làng này.
Với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, phù hợp phát triển nhiều loại nông sản đặc trưng, tỉnh Hà Giang vừa đồng thời hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh cũng như khai thác lợi thế này trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.