Ngày 26-4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức chuyến khảo sát các làng nghề cùng hội nghị kết nối điểm du lịch với các đơn vị doanh nghiệp lữ hành nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với trải nghiệm làng nghề tại Phú Xuyên.
Chúng tôi đến thăm bản Lao Chải 1 thuộc xã Khun Há và bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu của huyện Tam Ðường khi hoa mận, hoa lê rực trắng những sườn đồi. Ðây là hai trong số những bản du lịch cộng đồng tiêu biểu của tỉnh Lai Châu.
Sáng ngày 19/4, Phó Giám đốc phụ trách hành chính, quản trị Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười kiêm hướng dẫn viên Dương Văn Toản và anh Trần Mạnh Trung lái tắc ráng, đưa chúng tôi làm một tour “tắm rừng dược liệu”.
Cùng với phát triển du lịch lịch sử, về nguồn, tỉnh Quảng Trị đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa vùng miền để phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, đem lại cho du khách những cảm nhận mới mẻ khi đến với Quảng Trị.
Được thiên nhiên ưu đãi, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có hệ động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên độc đáo và còn lưu giữ được các dấu tích khai thác mỏ cách đây hàng trăm năm của thực dân Pháp.
Hành trình bắt đầu từ công viên Tao Đàn, du khách sẽ được tham quan Bảo tàng Cần Thơ-nơi trưng bày, giới thiệu lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ, các bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Óc Eo cổ xưa, nét văn hóa đặc trưng của 3 dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng quá trình chống giặc ngoại xâm và những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất Tây Đô từ năm 1975 cho đến nay.
Gần đây, tỉnh An Giang xuất hiện nhiều sản phẩm du lịch mới, được đông đảo du khách, nhất là giới trẻ yêu thích, góp phần vào sự đa dạng cho các hoạt động du lịch của tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là loại hình du lịch cắm trại. Nhận thấy huyện Tri Tôn có nhiều tiềm năng phát triển loại hình này, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh khai thác và nhận được sự ủng hộ từ khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Bắc” với độ cao 2.428 m so với mực nước biển, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh là ngọn núi cao và linh thiêng của Hà Giang, sở hữu bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với khu rừng phủ đầy rêu phong, thảm thực vật vô cùng phong phú, rừng chè Shan tuyết cổ thụ, bạt ngàn Thảo quả và đặc biệt là nơi bạt ngàn hoa Đỗ Quyên cổ thụ bung nở mỗi độ Xuân về, nơi bạn có thể với tay chạm vào mây, khám phá văn hóa, ẩm thực đồng bào dân tộc thiểu số... Những điều thú vị ấy sẽ có trong hành trình chinh phục đỉnh thiêng Tây Côn Lĩnh.
Sở hữu tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, Bắc Giang đang tích cực liên kết với doanh nghiệp du lịch để có thể tạo thêm nhiều điểm đến hấp dẫn hút khách.
Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng tỉnh Gia Lai là khu dự trữ sinh quyển thế giới không những chỉ mang ý nghĩa về mặt bảo tồn mà sẽ mở ra triển vọng để địa phương đầu tư phát triển du lịch cùng các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.