Cần Thơ: Phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch ở Phong Điền

Phong Điền, “vành đai xanh” của thành phố, có diện tích vườn cây khoảng 1/3 diện tích trồng cây ăn trái của TP Cần Thơ. Vườn cây không chỉ giúp người dân làm kinh tế vườn hiệu quả mà còn gắn kết hoạt động du lịch, giúp Phong Điền hình thành du lịch sinh thái đặc trưng.

Du lịch xanh hút khách đến Thủ đô

Du lịch Hà Nội hấp dẫn du khách bởi các dòng sản phẩm như du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sức khỏe… Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, tạo điểm nhấn thu hút du khách, nhiều địa phương, điểm đến, cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh phát triển du lịch xanh. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (TIES), đây là loại hình du lịch có trách nhiệm với các khu tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương.

Khi nông dân làm du lịch

Du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn đang là xu hướng được du khách quan tâm, cũng là điều nhiều người làm du lịch đang hướng tới. Một trong những hình thức du lịch nông thôn phổ biến là du lịch cộng đồng, do cộng đồng dân cư khai thác, quản lý và hưởng lợi dựa trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên, để những vùng quê vốn yên bình trở thành điểm đến thu hút không phải là điều dễ dàng. Điều đó cần sự tận tâm và đồng lòng của chính những người dân vùng đất đó.

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm nông nghiệp

Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sự đa dạng văn hóa các dân tộc, Thái Nguyên đang khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hà Nội: Mở "cánh cửa" du lịch văn hóa Thủ đô

Du lịch văn hóa là loại hình quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần phát triển bền vững; là một trong những dòng sản phẩm thu hút du khách trong nước và quốc tế tham quan, tìm hiểu đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng như Thủ đô.

Điện Biên: Mường Lay phát triển du lịch xanh, an toàn, thân thiện

Mường Lay, tỉnh Điện Biên là thị xã có diện tích nhỏ nhất cả nước với 11.266,56ha. Tuy nhỏ nhưng Mường Lay có vị trí địa lý, cảnh quan, con người, kiến trúc, văn hóa… riêng biệt, đặc sắc. Những đặc trưng đó là tiềm năng, lợi thế để Mường Lay phát triển du lịch xanh gắn liền với môi trường, cảnh quan cũng như đời sống cộng đồng dân tộc bản địa.

Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, hiệu quả

Thực tế cho thấy, việc phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mang lại lợi ích cho cả sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ở các vùng nông thôn. Loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng hóa các hoạt động thương mại, giải quyết các vấn đề đầu ra cho các mặt hàng nông sản, mà còn trực tiếp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Bình Định phát triển du lịch xanh ở miền núi

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào Bana.

Bắc Kạn: Bảo vệ môi trường hồ Ba Bể để phát triển du lịch

Những năm qua ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng lưu trú, các điểm, tuyến tham quan du lịch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái vùng hồ Ba Bể gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng.

Phát triển du lịch cộng đồng rừng dừa nước Quảng Ngãi

Men theo dọc biển thành phố Quảng Ngãi, hòa vào dòng sông Kinh có một cánh rừng ngập mặn độc đáo, đó là rừng dừa nước Tịnh Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Người dân nơi đây bám rừng mưu sinh và cũng chính họ cùng chung sức, đồng lòng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút rất nhiều khách đến tham quan.