Du lịch miệt vườn là sản phẩm đặc thù mà nhiều năm qua Tp. Long Khánh đã và đang tập trung khai thác hiệu quả, cùng với sự tăng trưởng ấn tượng về lượt khách tham quan và doanh thu, thị trường du lịch của Thành phố ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch được đa dạng hóa và từng bước nâng cao chất lượng với những “thương hiệu” riêng của Long Khánh như du lịch miệt vườn ở Bình Lộc, Bảo Quang, Hàng Gòn, Xuân Lập, Xuân Tân, Suối Tre… đã trở thành trạm dừng chân của nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch.
Du lịch trải nghiệm mang đến cho người tham gia không gian thoải mái, gần gũi với thiên nhiên; kết hợp giữa vui chơi và tìm hiểu thêm về đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Thời gian gần đây, nhiều đơn vị du lịch tại Long An tập trung phát triển du lịch trải nghiệm giúp du khách trong tỉnh hoặc từ TP.HCM có thêm nhiều lựa chọn hấp dẫn.
Trong tiến trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Thủ đô theo hướng đổi mới, hội nhập, các mô hình kinh tế trang trại, nhà vườn có thêm cơ hội phát triển. Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và thay đổi diện mạo nông thôn.
Từ ngày 12 - 13/8, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức chuyến khảo sát và xây dựng sản phẩm “Du lịch xanh” tại Cù Lao Câu (Tuy Phong). Tham gia chuyến khảo sát còn có các cơ quan báo, đài địa phương và các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, quận đang tích cực hỗ trợ người dân trên địa bàn phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái. Mục tiêu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại chỗ với giá tốt, giúp tăng giá trị và hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, hướng đến nền nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng và phát triển bền vững.
Các mô hình kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, phát triển bao trùm, tăng trưởng xanh (TTX) là những cấu phần quan trọng của quá trình phát triển của trụ cột kinh tế bền vững. TTX hiện nay đã trở thành xu hướng toàn cầu. Nhiều quốc gia và các ngành kinh tế trong đó có Việt Nam đang thay đổi nhận thức về việc áp dụng các thực hành xanh trong các hoạt động, đặc biệt là ngành Du lịch, khách sạn bởi sự phát triển du lịch không thể nằm ngoài xu hướng phát triển bền vững.
Đến với Đà Lạt, du khách không thể bỏ qua mô hình farmstay kết hợp camping mới lạ tại khu du lịch canh nông Đạ Lạch Noah. Trang trại được xem là điểm dừng chân nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách gần xa tìm đến để khám phá vùng đất hoang sơ tại thành phố hoa.
Là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử với tài nguyên văn hóa đặc sắc, tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng cũng như lợi thế trở thành trung tâm du lịch văn hóa của cả nước.
Từ ngày 1/9, huyện đảo Cô Tô sẽ thí điểm áp dụng quy định du khách không mang chai nhựa, túi nilon, các vật liệu có nguy cơ ô nhiễm môi trường khi đi du lịch Cô Tô nhằm hướng đến phát triển du lịch bền vững.
Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và người dân, sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái làng quê, xây dựng huyện Tiên Phước mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 548, nay gọi là Đề án 03), đến nay kinh tế vườn trên địa bàn huyện Tiên Phước đã phát triển hiệu quả gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị cao.