Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
(TITC) - Ngày 16/9/2023, tại thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Sáng 17/9, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận kỷ lục "Mặt nạ tuồng bằng giấy dó lớn nhất Việt Nam" cho VinWonders Nam Hội An. Đây là tác phẩm do nghệ nhân Bùi Quý Phong cùng đội ngũ "Mặt nạ thời gian" và các nghệ nhân của VinWonders Nam Hội An kỳ công sáng tạo trong 20 ngày.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng” nhằm công bố và giới thiệu các hình ảnh, tư liệu tiêu biểu phản ánh lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quá trình đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của quân dân Việt Nam.
Hoành Sơn Quan vốn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, thế nhưng bây giờ di tích này đang xuống cấp, nằm hiu hắt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Hoành Sơn Quan đang chờ một cái “bắt tay lịch sử” của hai địa phương để đổi thay “thân phận” bị bỏ rơi của mình.
Lễ hội trà shan tuyết "Tinh hoa giữa ngàn mây" huyện Văn Chấn (Yên Bái) lần thứ nhất năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28/9 tại sân vận động Trung tâm huyện Văn Chấn. Đây là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản trà shan tuyết của Yên Bái đến du khách cả nước.
Nhiều chuyên gia khẳng định Vòng thành Đá Trắng là di chỉ thành cổ có giá trị độc đáo trong tổng thể tiến trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như vùng đất Nam Bộ.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể được khai thác, phát huy giá trị phục vụ cho phát triển du lịch, điển hình như: Ca trù, hát văn, hát then, xòe Thái, cồng chiêng Tây Nguyên... Đây được xem là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, vẫn còn tình trạng khai thác, phát huy giá trị không đúng cách nguy cơ làm sai lệch di sản, đặc biệt là di sản gắn với hoạt động tâm linh. Bởi vậy cần sớm có những giải pháp chấn chỉnh cũng như tăng cường nhận thức về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, từ đó có cách thức ứng xử phù hợp.
Chợ bán chủ yếu các loại nông sản địa phương và những sản phẩm làng nghề do người nông dân tự làm ra. Chợ khá đông đúc, nhộn nhịp, việc mua bán diễn ra trật tự, văn minh.
Trong tương lai hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm du lịch vùng núi đặt trọng tâm khai thác khía cạnh văn hóa di sản. Trong đó sẽ tập trung xây dựng và khai thác các thế mạnh về du lịch văn hóa, sinh thái và du lịch nông nghiệp.