Bình Dương: Vì một mùa lễ hội an toàn, ý nghĩa

Mặc dù chưa đến ngày lễ chính, nhưng những ngày qua, miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở phường Phú Cường và phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một đã đón rất đông người dân và du khách khắp nơi đến tham quan, viếng Bà. Bảo đảm một mùa lễ hội diễn ra an toàn, ý nghĩa, tiếp tục phát huy hơn nữa những nét đẹp của “lễ hội miễn phí” là điều luôn được chính quyền địa phương và Ban Trị sự miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu hết sức quan tâm với nhiều hoạt động đã và đang được triển khai thực hiện.

Bình Định: Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ du lịch

Tỉnh Bình Định được biết đến là vùng "đất võ, trời văn" có bề dày lịch sử, văn hóa. Nơi đây còn là miền đất chứa đựng kho tàng di sản văn hóa được bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sôi động Hội vật làng Sình tại TP. Huế

Diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, Hội vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang

Sau 3 năm phải tạm hoãn do dịch COVID-19, lễ khai hội xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 được tái khởi động từ ngày 1/2 đến 6/2/2023 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng) với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc.

Vài nét về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được nhà nước quyết định nâng cấp trở thành lễ hội cấp quốc gia và đình làng An Vĩnh (xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), nơi diễn ra lễ hội này đã được công nhận là Di tích Văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Khai hội Xuân Yên tử 2023

Sáng 31/1 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2023. Tham dự lễ Khai hội có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch Nước; Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Nâng "chất" điểm đến gắn với với du lịch di sản ở Hà Nội

Di sản văn hóa được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Tại Thủ đô Hà Nội, việc bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di sản gắn với du lịch, đã góp phần đưa di sản trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Độc đáo Tết Doi ở xứ Mường - Phú Thọ

Tổ chức Tết Doi, lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu xuân của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, thể hiện ước mong của người dân các bản Mường về một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Trẩy hội chợ Viềng - Nam Định

Trong hành trình du lịch đầu Xuân tại miền đất của những lễ hội Xuân Nam Định, du khách sẽ không thể bỏ qua phiên chợ Viềng độc đáo, họp mỗi năm một phiên vào đêm mồng 7, ngày mồng 8 tháng Giêng. Không có sự xô bồ bán mua của những phiên chợ dân sinh thông thường, chợ Viềng là phiên chợ thiêng. Đến các chợ Viềng Xuân Vụ Bản và Nam Trực, từ lâu, trong tâm thức của nhiều người là đi hội. Dù là người mua hay người bán, khi đặt chân đến chợ Viềng đều không đặt nặng lời lãi, người bán thường không nói thách quá cao, người mua bởi thế cũng không mặc cả giá nhiều để tránh xui xẻo, làm mất đi tính thiêng của phiên chợ. Người đi chợ chỉ có một tâm niệm “mua may, bán rủi”, mong một năm mới thuận lợi, bình an.

Thiện Thuật (Lạng Sơn): Xây dựng đời sống văn hóa gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc

Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc khơi dậy, giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.