UBND tỉnh Phú Yên vừa triển khai đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian (VHDG) của các dân tộc thiểu số (DTTS) đến năm 2030. Đề án này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc gìn giữ, phát huy các tác phẩm VHDG của các DTTS. Báo Phú Yên phỏng vấn đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai đề án này.
Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.
Ở vùng đất xa xôi của tỉnh Bình Định, có một nơi sẽ gây tò mò với những người lần đầu đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Đó là thành đá cổ Tà Kơn. Chỉ vỏn vẹn có mấy từ thôi nhưng để khám phá di tích này thật sự cũng không dễ.
Kỳ Thượng là xã vùng cao của Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), chủ yếu là người dân tộc Dao sinh sống. Đây là địa phương có thế mạnh về rừng, đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng và nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc dân tộc Dao. Nắm bắt tiềm năng, lợi thế ấy, chính quyền và nhiều hộ dân nơi đây đã hướng tới phát triển kinh tế du lịch cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
Thực tế cho thấy, đối với quá trình phát triển du lịch ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, dư luận cũng như giới nghiên cứu văn hóa có các ý kiến không đồng nhất. Có ý kiến cho rằng, du lịch là một trong các nguyên nhân làm chệch hướng văn hóa truyền thống và làm sai lệch bản sắc văn hóa tộc người.
Cà Mau dù là vùng đất mới nhưng lưu dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử khẩn hoang, mở cõi Nam Bộ của tiền nhân. Mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc cũng là địa chỉ đỏ trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ðời sống tinh thần phong phú, cư dân Cà Mau cũng đã gìn giữ, bảo tồn, sáng tạo và phát huy được nhiều di sản văn hoá phi vật thể mang cốt cách, phong vị đặc trưng riêng. Ðầu tư cho văn hoá, trong đó có việc phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể được coi là quyết tâm, nỗ lực lớn của tỉnh Cà Mau, gắn với mục tiêu xây dựng địa phương vừa giàu mạnh về kinh tế - xã hội, vừa đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống.
Bình Thuận là vùng đất có nền văn hóa đặc sắc và đa dạng tập hợp của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Một trong số các dân tộc gây được ấn tượng nhờ các giá trị văn hóa đặc sắc đó chính là cộng đồng người Chăm.
Tài nguyên văn hóa đang trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương. Trong đó, Ninh Bình là một điển hình trong việc tận dụng tốt nguồn tài nguyên đặc biệt ấy cho phát triển và tăng trưởng xanh.
Các diễn viên, người mẫu đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk vừa trình diễn nhiều bộ sưu tập thời trang thổ cẩm của các nhà thiết kế. Đặc biệt, chương trình có sự tham gia biểu diễn của nghệ nhân cồng chiêng, bà con người dân tộc thiểu số và các em học sinh tại địa phương.
Yên Bái là vùng đất có nhiều di sản văn hóa. Dựa vào cộng đồng là cách Yên Bái bảo tồn và phát huy những giá trị di sản. Mới đây, huyện Văn Yên đã tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc lần thứ XV.