Ngày 21/7/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội được thực hiện với 6 nhóm là: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải - may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; du lịch. Trong đó, nhóm hàng lưu niệm - nội thất - trang trí là một thế mạnh bởi trên địa bàn thành phố có hàng trăm làng nghề thủ công mỹ nghệ. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chủ thể OCOP tập trung nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tạo động lực mới để phát triển bền vững hơn.
Mô hình du lịch kết hợp với hoạt động thiện nguyện đã phát triển tại Việt Nam nhiều năm nhưng đa phần dành cho du khách lớn tuổi hoặc các cơ quan, tổ chức. Với mục đích giúp các bạn trẻ đi du lịch, qua đó phát triển bản thân, tăng năng lực hỗ trợ cộng đồng và tìm hiểu văn hóa bản địa tại các địa phương, tổ chức Tình nguyện vì giáo dục (Volunteer for Education Organization - VEO) đã kết nối giới trẻ với cộng đồng thông qua mô hình du lịch tình nguyện mang lại hiệu quả bền vững.
Là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, thị xã Sa Pa đang nỗ lực đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm đặc thù. Nhiều đơn vị trên địa bàn thị xã đang thực hiện những dự án khôi phục giống hoa bản địa, trong đó có Dự án “Khôi phục một số giống hoa bản địa có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển du lịch tại Sa Pa, Lào Cai” của Công ty TNHH Phát triển đô thị Phú Minh.
Cách thành phố Kon Tum 30 km về hướng Bắc là Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với diện tích hơn 56.000ha. Nơi đây được đánh giá là di sản ASEAN với tính đa dạng sinh học cao trong hệ thống các Vườn Quốc gia cả nước với hệ động thực vật phong phú và đa dạng cùng với điều kiện giao thông thuận lợi sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Kon Plông được biết đến với khí hậu mát mẻ, với Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen có nhiều danh thắng đang được đầu tư xây dựng và phát triển. Rừng nơi đây được xem là một “kho báu” về sự đa dạng sinh học, nhất là các loài động thực vật quý hiếm như voọc chà vá chân xám, vượn má vàng Trung Bộ, cầy vằn, gấu ngựa...
Chương trình quan trắc môi trường của Quảng Nam năm 2021 sẽ quan trắc 106 điểm với kinh phí hơn 5,4 tỷ đồng.
Với số dân thực tế trên 10 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành “siêu đô thị”. Để phát triển xứng tầm, thành phố đang điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 với mục tiêu phát triển thành phố quy mô lớn và bền vững, bảo tồn di sản, cảnh quan sông nước, hài hòa với các điều kiện tự nhiên, môi trường.
Bắt đầu từ đề xuất "Hố rác góc vườn", phân loại rác hữu cơ làm phân bón, rác vô cơ tập kết tại các điểm quy định đến phong trào "Mỗi hố rác một cây xanh", chị em phụ nữ xã Hoàn Trạch (nay là thị trấn Hoàn Lão) huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình... đã góp phần làm tươi tốt thêm mảnh đất của gia đình mình, làm đẹp thêm lối xóm và từ đó nâng cao nhận thức về môi trường, cảnh quan thiên nhiên của bà con trong vùng.
Với nhiều hoạt động kiên trì và thiết thực, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công Chương trình bảo tồn rùa biển.