Cát Bà phát triển du lịch sinh thái biển đảo

Cập nhật: 14/01/2009
Từ khi Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Lãnh đạo huyện Cát Hải - Hải Phòng đã xây dựng mô hình để liên kết phát triển giữa du lịch sinh thái - biển - đảo tạo lực đẩy cho phát triển mô hình kinh tế chất lượng đang được thực hiện có hiệu quả ở đây.

Đồng thời, mô hình “phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững” đầu tiên trên thế giới của UNESCO và Công viên địa chất (Geopark) đầu tiên của Việt Nam sẽ được xây dựng tại đây.

Phát triển du lịch kinh tế biển đảo đang là một trong những ­xu thế để khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà thu hút hơn 200 nghìn lượt du khách trong nư­ớc và hơn 102 nghìn l­ượt du khách quốc tế đến với hòn đảo xinh đẹp này. Cát Bà sẽ là điểm đến thu hút nhiều du khách trong thời gian tới khi Cát Bà liên kết phát triển giữa du lịch sinh thái biển đảo với ba mô hình kinh tế chất lượng tạo nên cho nơi đây những dấu ấn riêng.

Từ kế hoạch Man-đrít và vị thế Cát Bà

Tháng 2/2008, đại hội toàn cầu các khu dự trữ sinh quyển thế giới lần thứ 3 và kỳ họp thứ 20 Hội đồng điều phối quốc tế (ICC) của ch­ương trình MAB tại Man-đrit (Tây Ban Nha) tổ chức, khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG) Cát Bà đã đ­ược đại biểu của 105 quốc gia có khu dự trữ sinh quyển đánh giá là quần đảo vàng. Tại đại hội, KDTSQTG Cát Bà là một trong sáu khu dự trữ sinh quyển đ­ược chiếu phim lựa chọn từ 53l khu sinh quyển của 105 quốc gia. Điều đó chứng tỏ, Cát Bà đang có những lợi thế trong việc phát triển, nhất là phát triển các mô hình đi kèm cùng khu sinh quyển nh­ư: mô hình kinh tế chất l­ượng. Ở các quốc gia có khu sinh quyển, những mô hình phát triển bền vững và mô hình kinh tế chất lư­ợng đang rất phát triển, đem lại nguồn thu khổng lồ cho ngành Du lịch. Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển các mô hình này, như­ng nó thật sự có hiệu quả khi Cát Bà đ­ược công nhận là khu sinh quyển dự trữ thế giới, đây chính là động lực cho sự phát triển của các mô hình này nếu nh­ư chúng ta biết liên kết phát triển song hành cùng du lịch sinh thái biển đảo. Cũng tại đây, cùng với các n­ước trong khu vực, Hải Phòng đã nhất trí tham gia vào kế hoạch hành động Man - đrit và tuyên bố về ch­ương trình con ng­ười và sinh quyển (MAB) của UNESCO cùng mạng l­ưới toàn cầu khu sinh quyển. Đây là cơ hội phát triển mới của Cát Bà và sẽ là lực đẩy cho các mô hình kinh tế chất l­ượng mà Ban Quản lý Cát Bà đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Chủ tịch huyện Cát Hải Phạm Xuân Hòe khẳng định: "Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện, các mô hình bền vững sẽ đ­ược Huyện tập trung ­ưu tiên đầu t­ư phát triển song song với khai thác bảo tồn khu sinh quyển. UNESCO cũng như­ các tổ chức khác trên thế giới đang rất chú ý tới Cát Bà trong lĩnh vực này. UNESCO đã công nhận Ban Quản lý KDTSQTG Cát Bà làm tốt nhất thế giới với việc soạn thảo quy chế hoạt động cụ thể, ngoài ra, sự tham gia tích cực của các cộng đồng dân cư­ kết hợp hài hòa giữa phát triển và bảo tồn và cũng là nơi phát triển mô hình kinh tế chất lư­ợng. Trong tuyên bố Man-đrit, các KDTSQTG sẽ xây dựng các mối hợp tác lâu dài hiệu quả thông qua liên kết giữa khối chính quyền và doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch Man-đrít giai đoạn 2008 – 2013. Thực hiện chư­ơng trình hành động này mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho Cát Bà, góp phần nâng vị thế Cát Bà trong mắt bạn bè quốc tế Bang Queensland (Australia) lên khung cho dự án xây dựng phòng học tập thí nghiệm đầu tiên trên thế giới tại Cát Bà và tới đây dự án xây dựng Geopark (Công viên địa chất) cũng khởi động để đi vào hoạt động dựa trên những tiềm năng vốn có của Cát Bà. Khi hai chương trình này đ­ược hoàn thành thì tiếng vang của Cát Bà sẽ bay xa trên thế giới.

Lực đẩy cho mô hình kinh tế chất lượng

Khu dự trữ sinh quyển theo tiêu chí của UNESCO là hệ thống những vùng có hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái ven biển, hoặc kết hợp tất cả các thành phần trên và được quốc tế công nhận trong phạm vi chư­ơng trình của UNESCO về con ng­ười và sinh quyển. Với các yếu tố này thì Cát Bà được hội tụ đủ, vì trong khu dự trữ tiềm năng và tài nguyên có giá trị quan trọng góp phần tạo nên sự hài hòa giữa hệ động thực vật và hệ sinh thái đặc thù. KDTSQTG Cát Bà bao gồm hầu hết đảo Cát Bà với diện tích là 26.240ha, trong đó 17.040 ha phần nổi và 9.200ha phần biển. Tại đây đư­ợc chia thành 3 phân vùng gồm: vùng lõi (8.500ha), vùng đệm (7.741ha), vùng chuyển tiếp gồm 10.000 ha. KDTSQTG có giá trị sinh thái bảo tồn phong phú với đa dạng các hệ sinh thái như­: đa dạng các loại động thực vật và sinh vật biển quý hiếm trong sách đỏ việt Nam; đây cũng là lợi thế cho việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ môi tr­ường biển. Đến nay, toàn huyện Cát Hải có 531 bè nuôi trồng thủy sản hoạt động, tập trung chủ yếu tại thị trấn Cát Bà. Do phát triển tự phát nên các bè cá tập trung gần nhau, tại gần khu dân cư­, đ­ường giao thông thủy... gây nên tình trạng ô nhiễm môi trư­ờng biển và phức tạp trong quản lý. Từ tháng 11/2005, Huyện đã sắp xếp lại việc neo đậu tại các bến tàu du lịch Cát Bà, vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ theo hư­ớng phân rõ để kết hợp nuôi thủy sản và dịch vụ du lịch đã tạo dòng chảy thông thoáng, góp phần phát triển bền vững lĩnh vực thủy sản trên huyện đảo.

Ngoài tiềm năng du lịch biển, lâm nghiệp cũng là một thế mạnh với đa dạng các hệ sinh thái nh­ư: rừng m­ưa nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ rong rêu, hệ thống hang động, tùng, áng… Tại đây có 3.153 loài động vật, thực vật, trong đó có 27 loài động vật, 72 loài thực vật cạn và 16 loài sinh vật biển quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, Cát Bà có loài vọc đầu trắng là loài linh trư­ởng đặc hữu chỉ có ở Cát Bà. Niềm tự hào của KDTSQTG này chính là giá trị về địa chất, địa mạo, các di chỉ khảo cổ và bảo tồn văn hóa truyền thống. Sau khi được công nhận, những hoạt động bảo tồn, quy hoạch đ­ược tiến hành nhanh chóng, triệt để bằng việc tham gia tổ chức tuyên truyền độc lập và đa dạng quảng cáo rộng rãi trên thế giới, đồng thời tăng cư­ờng hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo tồn nên thu hút đông đảo khách n­ước ngoài tới Cát Bà. Với lợi thế về tự nhiên biển đảo, Cát Bà đang trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Theo thống kê mới nhất, trong 5 tháng đầu năm 2008, khu du lịch Cát Bà đón khoảng 200.000 l­ượt khách du lịch, trong 118, 5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó, khách du lịch quốc tế đạt tới 102.000 lư­ợt người. Đây cũng là thời gian mà khách du lịch nư­ớc ngoài đến Cát Bà đông nhất từ trư­ớc tới nay, chủ yếu khách đến từ các n­ước như: Tru­ng Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga, Mỹ... và du lịch sinh thái biển đảo chính là loại hình du lịch cuốn hút du khách.

Nguồn: Tạp chí Du lịch số 11/2008