Làng nghề đúc đồng Phước Kiều Bài toán phát triển làng nghề gắn với du lịch

Cập nhật: 10/01/2012
Để các sản phàm thủ công độc đáo, tinh xảo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khâu, góp phân giải quyết một lượng lớn lao động địa phương là một bài toán không hề đơn giản đối với các làng nghề hiện nay.

Việc làm này đòi hỏi sự phi hợp đng bộ của các cáp chính quyn, các cơ quan ban, ngành, các t chức, hiệp hội, đoàn th, doanh nghiệp và cộng đông dân cư làng nghề cùng c gắng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thng, đng thời tìm cách cải tiến công nghệ, tạo ra các sản phm tinh xảo, độc đáo không những đáp ứng được nhu cu thị trường mà vn đảm bảo các tiêu chun v môi trường. Làng nghề đúc đồng Phước Kiêu là một trong những làng nghề đã bắt kịp được vời cơ chê thị trường, vừa khẳng định được thương hiệu của mình bằng cht lượng sản phàm vừa hướng đến mục tiêu phát triền bên vững đt nước.

Là 1 địa danh từ lâu đã nổi tiếng vì sở hữu một tài sản nhân văn quý giá, có giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, đó là "nghề đúc cồng chiêng", điều này đã được dân gian truyền miệng qua câu: "Trống Lâm Yên, Chiêng Phước Kiều". Làng nghề đúc đồng Phước Kiều có truyền thống lâu đi của tỉnh Quảng Nam (hơn 400 năm), nằm trên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, là điểm nối liền giữa 2 Di sản Văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

Tinh hoa từ sản phẩm làng nghề

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có những thời điểm khó khăn, tưởng như làng nghề có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng cho đến nay, làng nghề vẫn gìn giữ và phát huy được nghề truyền thống của địa phương đứng vững trong cơ chế thị trường.

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều được hình thành từ những năm của thế kỷ 16 - 17 và đã từng tham gia đúc các loại súng thần công từ thi các chúa Nguyễn vào mở cõi phương Nam. Lúc đó, nhiều thợ giỏi của Phước Kiều được triều đình mi ra kinh đô Huế để đúc tiền và các đồ vật dụng cho Hoàng cung. Sau khi đất nước thống nhất, làng nghề dần bị suy vong và mai một, một phần do chiến tranh, mặt khác do những nghệ nhân của làng nghề phải tạm di cư đến nơi khác để sinh sống. Phải mất thời gian khá lâu, các sản phẩm của làng nghề đúc đồng mới được khôi phục và phát triển trở lại. Sản phẩm tiêu biểu của làng nghề ngày càng đi biết đến nhiều hơn, vì nó liên quan đến giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.

Năm 2005, làng nghề Phước Kiều đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống và định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch, nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của địa phương, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho làng nghề, đồng thời giơ thiệu, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước hiểu thêm những đãi trưng văn hóa, truyền thống củi làng nghề đất Quảng.

Ngày nay, nhiều sản phẩm đồng do các cơ sở sản xuất của làng nghề làm ra không còn bó hẹp ở những sản phẩm truyền thống như chiêng đồng, chuông chùa, mõ phèn la, lư hương, chân đèn, bình cổ... mà còn đi sâu vào khai thác, sáng tạo ra những sản phẩm đồng phục vụ trong lĩnh vực trang trí nội thất và du lịch. Các sản phẩm này thường được sử dụng trong các chùa chiền, đền thờ, các lễ hội cồng chiêng, hay dùng làm đồ trang trí nội thất trong gia đình. Mỗi sản phẩm ra đời, người thợ phải mất rất nhiều thời gian, công sức, sự chuyên tâm, khéo léo, tính sáng tạo và con mắt thẩm mỹ tinh tế trong các công đoạn chế tác như: làm khuôn, pha chế kim loại, thử tiếng... Nguồn nguyên liệu được sử dụng để đúc đồng là đồng phế liệu, các loại, đất sét, trấu (làm khuôn), rẻo cao su (để xông khuôn), than và dầu FO. Để có được những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang nét riêng của làng nghề phải kể đến bí quyết về cách pha hợp kim và kỹ thuật thẩm âm của nghệ nhân đúc đồng Phước Kiều. Ngay từ khi mi hình thành làng nghề, mỗi cơ sở sản xuất đồng trong làng đều có bí quyết pha chế hợp kim riêng như đồng đỏ, đồng thau (đồng pha thiếc), đồng xanh (đồng pha kẽm), đồng thoa (đồng pha vàng)... Trong các công đoạn làm ra sản phẩm, tùy từng loai sản phẩm mà người thợ đúc áp dụng những kỹ thuật khác nhau trong việc nung khuôn, nấu kim loại, rót khuôn và ra khuôn.

Vấn đề môi trường của làng nghề

Những năm gần đây, Phước Kiều đã tích cực đưa các sản phẩm của làng nghề tham gia các hội chợ để giới thiệu, quảng bá nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện cả làng có 30 hộ sản xuất đồng với gần 100 nghệ nhân và thợ đúc. Các công ty, xí nghiệp chuyên nghề đúc hình thành, việc kinh doanh bán hàng qua mạng internet khá rầm rộ. Bộ mặt làng nghề thay đổi, nhà thờ tổ nghệ, nhà trưng bày sản phẩm làng nghề mở ra khang trang thu hút du khách dừng chân... Sản lượng các sản phẩm đồng được chế tác khoảng 30 tấn/năm, doanh thu ước tính khoảng 29,5 tỷ đồng/năm. Điều này cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề Phước Kiều, tuy nhiên đồng hành cùng với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề ngày càng nặng nề, lượng chất thải, khí thải thải vào môi trường đang gia tăng.

Cũng như nhiều làng nghề tái chế kim loại khác, ở Phước Kiều, vấn đề khí thải và nhiệt thừa là 2 nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của các hộ gia đình làm nghề, nhưng người lao động lại chỉ có thể bảo vệ sức khỏe của mình bằng những chiếc khẩu trang. Ông Dương Ngọc Tiền - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch, Thương mại Đồng Phước Kiều cho biết, hầu hết, các cơ sở sản xuất là các hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ, manh mún và khó kiểm soát. Bên cạnh đó, các thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu bằng phương pháp thủ công, trong khi các cơ sở sản xuất lại không quan tâm đến ô nhiễm môi trường. Nước thải không qua xử lý được xả thẳng vào môi trường, khói bụi trong khâu nấu kim loại không được thu gom, phát tán trong không khí. Đặc biệt, nước sinh hoạt của người dân đều được dùng từ mạch nước ngầm nên không đảm bảo vệ sinh do môi trường đất bị ô nhiễm. Ngoài ra, các hồ nước, mương thoát nước của làng nghề còn bị nhiễm bẩn do rác thải từ sinh hoạt của người dân và hậu quả của lũ lụt để lại làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của Phước Kiều. Theo nghệ nhân Dương Ngọc Thắng, trong số 30 hộ gia đình trong làng nghề tham gia sản xuất, có hơn 20 hộ sản xuất thường xuyên. Trong đó, mỗi hộ gia đình nấu từ 7 -10 kg than cốc 1 ngày, mỗi tháng sản xuất trên dưới 10 lần. Mặt khác, nguôi lao động chưa có ý thức cao về an toàn, vệ sinh lao động. Theo kết quả quan trắc môi trường của Sở TN&MT Quảng Nam, tại một số cơ sở của làng nghề cho thấy, hàm lượng BODg, COD, Coliform... vượt quá tiêu chuẩn cho phép về môi trường nhiều lần.

 

Từ thực tế nêu trên, bài toán về đầu tư khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống đi đôi với việc bảo đảm, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường sống đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức nan giải, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, của địa phương cũng như người dân làng nghề. Gần đây, nhiều nỗ lực nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường của tỉnh Quảng Nam đã được đưa ra như việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động và kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Song, các biện pháp này xem ra chưa thật sự có hiệu quả và đồng bộ, ngoài ra, việc quy hoạch các làng nghề lại chưa được thực hiện một cách bài bản nên rất khó khăn cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải.

Rõ ràng, vấn đề phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của địa phương, đồng thời đảm bảo yếu tố về môi trường là một yêu cầu cấp bách hiện nay không chỉ riêng làng nghề đúc đồng Phước Kiều.

Giải pháp cho bài toán ô nhiễm ở Phước Kiều

Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo về môi trường, nhưng cũng phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể. Năm 2010, để khôi phục và phát triển làng nghề đúc đồng Phước Kiều, UBND tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương và đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề như đường giao thông; triển khai Dự án phát triển làng nghề đúc đồng Phước Kiều gắn với du lịch trên cơ sở xây dựng "Nhà biểu diễn quy trình chế tác sản phẩm truyền thống thân thiện với môi trường" của Công ty TNHH Du lịch, Thương mại Đồng Phước Kiều. Theo ông Tiền, xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người dân, của doanh nghiệp, ông mong muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa để thể hiện tình yêu quê hương, yêu nghề, muốn gìn giữ được nghề truyền thống và môi trường trong lành cho thế hệ con cháu mai sau. Ông Tiền chia sẻ, khi xây dựng Nhà trình diễn, Công ty sẽ lắp đặt một hệ thống hút, xử lý bụi khói trong quá trình đúc đồng và xử lý nước thải trong sản xuất. Đây sẽ là mô hình điểm, sau khi thực hiện có hiệu quả sẽ được nhân rộng cho các cơ sở sản xuất nằm trong tour du lịch của làng nghề đúc đồng Phước Kiều, với mục đích giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường nơi đây.

Tuy nhiên, để thay đổi tập quán, thói quen của người dân làng nghề cần được thực hiện từng bước. Trên thực tế, không riêng gì Phước Kiều mà nhiều làng nghề truyền thống hiện nay, để tìm cho mình hướng đi thích hợp, vừa đảm bảo gìn giữ được nghề truyền thống, vừa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân, giảm thiểu được những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất cần có những giải pháp tổng thể, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các nhà khoa học, chuyên gia, các hiệp hội, tổ chúc và chính bản thân người dân làng nghề. Mặt khác, cũng cần tuyên truyền để mỗi người dân làng nghề hiểu về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó tìm tòi học hỏi, đổi mói những công nghệ tiên tiến, phù hợp với sản xuất làng nghề. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường, thay thế nguồn nhiên liệu cũ, kêu gọi các nhà tài trợ, doanh nghiệp và huy động sức mạnh từ cộng đồng cùng góp súc để làm hồi sinh các làng nghề truyền thống đang dần mai một.

Nguồn: vea.gov.vn