Trong 2 ngày 9-10/1, tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã phối hợp với Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật (IEBR) tổ chức cuộc họp kỹ thuật rà soát thông tin về các loài thú để cập nhật tình trạng bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam sẽ được xuất bản trong năm 2023.
Những ngày đầu tháng 1/2023, tại Hà Nội, Tiến sĩ Tilo Nadler, người được mệnh danh là “hiệp sĩ của rừng già Việt Nam” đã chính thức cho ra mắt cuốn sách mang tên “Lost and Found: The History of Extermination, Discovery and Rediscovery of mammals in Vietnam” (tạm dịch: Mất đi và tìm thấy: Lịch sử của sự tiêu diệt, phát hiện, tái phát hiện các loài thú ở Việt Nam”).
Ngày 5.1, Hạt Kiểm lâm huyện Hoàng Su Phì phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền xã Túng Sán tiến hành thả một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm trở về tự nhiên.
Những ngày đầu năm 2023, những người làm công tác bảo tồn động vật hoang dã sửng sốt và vui mừng khi một quần thể nhỏ loài voọc quần đùi trắng lần đầu tiên được tìm thấy trong tự nhiên ngay tại Hà Nội. Tuy nhiên, hành trình để theo dấu vết loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới không hề dễ dàng.
Tháng 11/2022, Lò A Ký, chàng kỹ sư bảo tồn người Mông thuộc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) bất ngờ bắt gặp và ghi lại được hình ảnh đàn voọc quần đùi trắng ngay tại khu vực rừng đặc dụng thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên sau hàng trăm năm, loài linh trưởng đặc hữu này được ghi nhận tại Hà Nội với những bằng chứng vô cùng xác thực.
Rừng tràm Tân Tuyến (tỉnh An Giang) là khu rừng đặc dụng thuộc hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Tứ giác Long Xuyên, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nguồn tài nguyên tại khu vực này, đồng thời phát triển du lịch sinh thái qua đó thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương phát triển.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa ký Chỉ thị thành lập các khu bảo tồn trên sông Mekong để bảo vệ loài cá heo đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Ngày 29/12, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình đã cứu hộ kịp thời 7 cá thể tê tê, trong đó có 2 cá thể tê tê vàng quý hiếm. Số động vật hoang dã nêu trên do Công an tỉnh Thanh Hóa tịch thu từ một vụ vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp.
Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm sử dụng bền vững nguồn lợi này trong tương lai; duy trì và phát triển các dịch vụ sinh thái, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên...
Trong những năm qua, nạn săn bắt chim hoang dã vào mùa di cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn tái diễn, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học tại địa phương. Do vậy, việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ chim hoang dã, góp phần hạn chế sự suy giảm hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh.