Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn.
Với khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp và nét văn hóa độc đáo, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) tập trung phát triển du lịch, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm.
Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh - vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch khi sở hữu bản sắc dân tộc Mường độc đáo, còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất, đời sống; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuốn hút… Những năm gần đây, huyện đã có những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch.
Xác định xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, huyện Kim Bôi đã và đang tập trung thực hiện công tác này, dựa trên khai thác yếu tố vùng miền.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Lễ hội Khai mùa Mường Thàng được tổ chức vào mồng 6 tháng giêng tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong, Hòa Bình). Mặc dù có quy mô cấp xã nhưng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương.
Dịp đầu xuân năm mới, có người chọn đi du lịch tại những vùng đất xa xôi, có người đi chùa vãn cảnh, xin lộc đầu năm, cũng có những người chỉ đến nhà họ hàng, bà con cô bác, bè bạn thăm hỏi, chúc tết. Không cần phải đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, du xuân chỉ đơn giản là ra khỏi nhà để tận hưởng không khí mùa Xuân ấm áp, ngắm nhìn vạn vật nảy nở, sinh sôi.
Là vùng "lõi” của cái nôi Văn hóa Hòa Bình, huyện Tân Lạc còn giữ nét đặc sắc riêng có của văn hóa Mường, như những áng mo Mường bất hủ, sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, các làn điệu dân ca thường đang, bộ mẹng, ví đúm, tục ngữ... và nhiều lễ hội đặc sắc. Huyện đã và đang triển khai các giải pháp phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường.
Xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hút du khách bốn phương, đặc biệt là khách quốc tế không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn bởi bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Dao được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Mục tiêu của đồ án nhằm phát triển hệ thống rừng lâu năm nhằm tăng giá trị về mặt cảnh quan và môi trường, kết hợp hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí nghỉ dưỡng.
Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…