Bộ TN&MT xác định 3 nhóm giải pháp cần ưu tiên hàng đầu để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Đó là: Nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu; giảm thiểu thiệt hại thiên tai và cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đang mời các bên liên quan đến du lịch từ khắp nơi trên thế giới (tổ chức, doanh nghiệp) tham gia cuộc Khảo sát toàn cầu về hành động khí hậu trong du lịch.
Ngày 31/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan đã ký kết Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu.
Theo một nghiên cứu mới của Liên Hợp Quốc, vốn đầu tư hàng năm cho các giải pháp dựa trên thiên nhiên để giải quyết mối đe dọa về khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học và suy thoái đất sẽ phải tăng gấp ba lần vào năm 2030 và tăng gấp bốn lần vào năm 2050.
Ngày 29/5, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức trực tuyến Lễ công bố Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu” và Đối thoại với Chủ tịch COP26 Alok Sharma. Sự kiện này là một phần của chương trình UNDP toàn cầu “Lời hứa về khí hậu”.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Tuy vậy, do tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, các địa phương vùng ĐBSCL đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng thuận thiên.
Với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kích hoạt lại những ưu tiên cho vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), bàn cờ kinh tế và địa chính trị giữa các nước lớn những năm tới sẽ có nhiều thay đổi mang tính chất nền tảng. Khi Mỹ và châu Âu cùng hòa nhịp trong dàn hợp xướng BĐKH, Nga, Trung Quốc và các nước Trung Đông cũng sẽ có những toan tính của mình. Các nền kinh tế nhỏ, mới nổi như Việt Nam sẽ phải chuẩn bị như thế nào?
Trong 4 đề cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay có đến 2 nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và khí hậu. Họ làm việc, nghiên cứu, không ồn ào nhưng say mê, bền bỉ.
(TITC) - Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, tối ngày 22/4/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên khai mạc trọng thể Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.
Ngày 21-4, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức ngày 22, 23-4 tới, Liên minh châu Âu đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm cam kết đưa cả khối gồm 27 quốc gia thành viên sẽ trung hòa phát thải khí carbon vào năm 2050.