Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 (Kế hoạch). Việc ban hành Kế hoạch là rất cần thiết nhằm góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững đất nước và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp ở nước ta.
Ngày 12/12/2021, tại đầm Thuỷ Triều, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành cùng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Khắc Toàn đã chủ trì Lễ ra quân trồng cây rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu, hưởng ứng Chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh - vì một Việt Nam xanh” giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, khu vực trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế dưới tán rừng, tuy nhiên, cần có tư duy và hành động một cách hệ thống để phát huy được lợi thế này.
Tại Hội nghị COP26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu đã cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập kỉ này.
Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước (ĐNN) giai đoạn 2021 - 2030.
Từ mấy năm nay, nhờ sử dụng đúng, hiệu quả nguồn ngân sách hỗ trợ từ dịch vụ môi trường rừng và Dự án KFW8 của Đức, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đã bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân nhận khoán bảo vệ rừng ở 5 xã của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát (Lào Cai).
Dự án do Nhật Bản hỗ trợ sẽ trang bị cho trẻ em, gia đình và cộng đồng kiến thức, kỹ năng sống để chuẩn bị, ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai ở khu vực miền Trung và ĐBSCL.
Tưởng chừng Amazon là một nơi hoang sơ ít chịu tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh nhưng thực tình thì biến đổi khí hậu đang âm thầm diễn ra nơi đây. Nghiên cứu trong nhiều thập kỷ cho thấy các loài chim nhạy cảm trong khu vực đang bắt đầu thay đổi để đối phó với sự ấm lên của khí hậu: chúng tiến hóa với đôi cánh dài hơn và thân hình nhỏ hơn.
Trong kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. HCM đặt mục tiêu giảm 10% khí phát thải vào năm 2030 và tỷ lệ này sẽ tăng lên 30% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Để đạt được mục tiêu, Thành phố sẽ đồng bộ nhiều giải pháp từ phát huy nội lực đến đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Ngày 9/11/2021, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR), với sự hợp tác của Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về biến đổi khí hậu (BĐKH) tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Việt Nam tham gia hành động ứng phó BĐKH và giảm thiểu rủi ro thiên tai (GTRRTT)”. Hội thảo nhằm hưởng ứng Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), đồng thời quảng bá hình ảnh cũng như đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) và kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giới và BĐKH.