Thích ứng biến đổi khí hậu: Bước tiến của Việt Nam

Năm 2020 tiếp tục đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam, đó là việc hoàn thành Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (NAP). Bên cạnh đó, Dự thảo quy hoạch mới cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - khu vực chịu tác động rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu cũng đang được lấy ý kiến rộng rãi.

Chung tay vì nguồn nước sạch cho cộng đồng

Bên cạnh những nỗ lực bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân từ phía cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cũng đang vào cuộc mạnh mẽ, chung tay góp phần giảm tỉ lệ người dân không được tiếp cận nước sạch.

Biến đổi khí hậu đang là nhân tố chính đe dọa Di sản Thế giới

Biến đổi khí hậu đang làm hư hại những khu vực di sản nổi tiếng nhất của thế giới, trong đó có Rạn san hô Great Barrier của Australia và hàng chục di sản thiên nhiên khác đang đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng. Đây là cảnh báo được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) thuộc LHQ đưa ra trong tuần này.

Bắt buộc xây dựng lại ngành du lịch thân thiện với khí hậu

Là một phần của phản ứng rộng lớn hơn của Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với Covid-19, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres mới đây đã công bố bản tóm tắt chuyên đề về tác động của đại dịch đối với du lịch.

Nỗ lực của Việt Nam về nâng mức Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Với những nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam đã hoàn thành cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/7/2020. Theo NDC cập nhật của Việt Nam, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ; mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về BĐKH.

Biến đổi khí hậu "hồi sinh" các mầm bệnh nguy hiểm

Theo các nhà khoa học, ngày càng có nhiều cơ sở hợp lý chứng minh những dịch bệnh nguy hiểm bất ngờ xuất hiện trở lại do hiện tượng nóng lên toàn cầu, một trong những tác động mà biến đổi khí hậu gây ra.

Vai trò của đa dạng sinh học trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu tại Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, phía Đông và Đông Nam giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, phía Nam giáp Cà Mau, phía Bắc giáp Cam-pu-chia với đường biên giới dài 54 km. Ngoài ra, Kiên Giang còn có hơn 200 km bờ biển và hơn 100 hòn đảo lớn, nhỏ ngoài vịnh bao gồm Vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc, VQG U Minh Thượng đã tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra trên quy mô toàn cầu, Kiên Giang cũng đang phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ của BĐKH và nước biển dâng tác động tới ĐDSH, các hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.

Đất ngập nước chống biến đổi khí hậu: Tấm lá chắn bảo vệ bờ biển

Việt Nam có 9 khu Ramsar (đất ngập nước) và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và giá trị quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa.

Quyết sách lớn để thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg.

Rong biển với kỳ vọng chống lại biến đổi khí hậu và ô nhiễm rác thải nhựa

Rong biển là nguyên liệu xanh, có thể hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương, đang được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp làm sạch hành tinh.