Ngày 29/11, kết thúc cuộc thảo luận tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã thông qua bảy nghị quyết về các vấn đề phát triển và biến đổi khí hậu.
Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài hoang dã TRAFFIC dẫn lời giới chức Nam Phi cho biết, trong lúc kiểm tra đột xuất một phương tiện giao thông công cộng gần thành phố Beaufort West tại tỉnh Western Cape, Nam Phi, cảnh sát phát hiện trong hành lý của hai người Việt Nam có 15 chiếc sừng tê giác được gói kín bằng nilon. Một người lập tức bị bắt, còn người kia chạy trốn, nhưng sau đó bị bắt tại một khách sạn.
Sau vụ việc UBND tỉnh Thanh Hóa ra công văn cho phép một số đơn vị trong tỉnh thực hiện đấu giá 2,77kg cao hổ thành phẩm, câu hỏi đặt ra là liệu những nỗ lực bảo tồn không biết mệt mỏi sẽ đều kết thúc tại nồi nấu cao?
Bộ Xây dựng vừa đề xuất trong tờ trình gửi Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu vực xây dựng nhà Quốc hội, trong đó có khu vực Quảng trường Ba Đình.
Theo ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên&Môi trường Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố có xu hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nước thải, và không khí.
Tập đoàn tái bảo hiểm lớn nhất thế giới của Thụy Sĩ Swiss Re ngày 30/11 đã công bố báo cáo cho biết các vụ thiên tai và thảm họa do con người gây ra trong năm 2010 đã khiến thế giới thiệt hại về kinh tế ước tính 222 tỷ USD, cao hơn gấp ba lần tổng số thiệt hại năm 2009.
Mạng tin IPS ngày 29/11 đăng bài viết cho rằng năm 2010 có lẽ là năm ấm nhất từ trước đến nay, với nhiệt độ đại dương tăng mạnh, khiến cho số san hô nhiệt đới bị chết lên đến mức kỷ lục, nạn hạn hán và nắng nóng dữ dội hoành hành ở Nga, trong khi Pakistan phải hứng chịu các trận lũ lụt lớn. Tất cả các sự kiện này chứng tỏ khí hậu biến đổi rất mạnh.
Vào lúc 2 giờ sáng 27/11 tại Phú Yên, Đội quản lý thị trường số 1 (thuộc Chi cục quản lý thị trường Phú Yên) đã kiểm tra, phát hiện vụ vận chuyển trái phép 127,7kg rắn hổ mang chúa và rắn ráo.
Mô hình này xuất hiện trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện từ năm 2000. Ðến nay, việc xây dựng mô hình đã có kết quả bước đầu trong việc góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc các dân tộc thiểu số.
Chiều 30/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo về việc Hội Gióng ở đền Phù Ðổng và đền Sóc được UNESCO xem xét và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.