Người dân TPHCM đang sống trong tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn nghiêm trọng. Ô nhiễm không gây ra cái chết lập tức như đụng xe, điện giật, sụp hố ga, cây đổ, mà chết từ từ do bệnh tật. TPHCM có 4 triệu chiếc xe máy và ôtô, cộng thêm 1 triệu phương tiện tương tự từ các tỉnh đến hoạt động. 100% xe máy không được kiểm soát về khí thải. Có nhiều loại xe khác nhau, không ít xe sản xuất từ đời tám hoánh, công nghệ lạc hậu nên lượng chất thải gây ô nhiễm cao.
Các hệ sinh thái ở vùng biển Quảng Nam gồm san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển… vừa là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, vừa là lá chắn bảo vệ con người trước hiểm họa thiên nhiên. Hiện nay, các hệ sinh thái đang mất dần, thậm chí có nguy cơ bị hủy diệt nếu như không có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ.
Vùng biển Cát Bà đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm. Nguyên nhân được đưa ra là do "bùng nổ" của nghề nuôi hải sản. Nghề nuôi hải sản ở Cát Bà phát triển nhanh trong thời gian 10 năm trở lại đây. Nghề mới đóng góp lớn cho nền kinh tế của huyện đảo Cát Hải, mở ra mô hình phát triển kinh tế thủy sản gắn với du lịch, nên nhiều gia đình, doanh nghiệp không tiếc công, của đầu tư lắp đặt lồng bè nuôi cá biển.
Ngày 15/4/2009, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo và các sở, ngành đã có buổi họp góp ý cho Đồ án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái VQG Côn Đảo thời kỳ 2008 – 2015. Chương trình do Công ty Tư vấn Tài nguyên du lịch – New Zealand hợp tác với VQG Côn Đảo thực hiện.
Tỉnh An Giang đang mời gọi đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư nhằm phát huy những giá trị của hệ sinh thái ngập nước phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân, tạo thêm ngành nghề, giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho cư dân địa phương theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái góp phần đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Chiến dịch "Khách của trái đất" được Tập đoàn quản lý khách sạn Accor phát động từ năm 2006 trên phạm vi toàn cầu, với khẩu hiệu "Trái đất bao bọc chúng ta, chúng ta chào đón trái đất".
Đây là chương trình mang tính xã hội và môi trường, nhằm thực hiện những sáng kiến mang lại lợi ích cho con người và môi trường song song với việc nâng cao tiện nghi và dịch vụ phục vụ khách.
Sau hơn 2 năm triển khai, dự án "Thu gom, vận chuyển, xử lý rác và nâng chất cây xanh khu du lịch Núi Sam" đã giúp cải thiện môi trường cho khu du lịch Núi Sam (phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Dự án, do Tổ chức Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC) tài trợ, có tổng kinh phí 350.204 Euro, trong đó nguồn tài trợ không hoàn lại là 280.163 Euro, số còn lại là nguồn đối ứng của tỉnh.
UBND quận Ba Đình, Trung tâm Công nghệ, Môi trường & Phát triển cộng đồng (TEC), Viện Văn hóa Nhật Bản (ICA) đã tổ chức lễ ký bàn giao và khánh thành Dự án Xử lý ô nhiễm nước hồ Thành Công bằng phương pháp thủy sinh và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư khu vực.
Sau 2 năm chuẩn bị, ngày 12/4 tại An Giang đã chính thức khai trương tour “Du lịch Nông nghiệp” đầu tiên cho 30 du khách Quốc tế với lộ trình từ An Giang - Khu lưu niệm Bác Tôn (TP Long Xuyên) - xem đua ghe ngo (thị xã Châu Đốc), xem lễ hội truyền thống nhân tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khơme (huyện Tri Tôn) - tham quan Núi Cấm (Tịnh Biên) với giá từ 300.000 đồng/người.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa đề xuất phương án “Mô phỏng, tái hiện hình ảnh vườn Thiệu Phương phục vụ Festival 2010” lên UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Theo mô tả của sử sách triều Nguyễn, Vườn Thiệu Phương được xây dựng vào năm 1828, ở phía đông bên trong Tử Cấm Thành. Đây là khu vườn có tường gạch bao bọc chung quanh, cửa chính nằm ở phía nam; chính giữa vườn là những “hồi lang” độc đáo dẫn ra bốn phía, nối tiếp mãi với nhau như hình chữ vạn nên gọi là Vạn Tự Hồi Lang.