Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Sơn La đã ưu tiên các nguồn lực đầu tư, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương.
Huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang trong giai đoạn triển khai đồng loạt nhiều mô hình và giải pháp hữu hiệu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xanh.
Ngành du lịch Kiên Giang đang tập trung khơi thông những rào cản thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án phát triển du lịch một cách đồng bộ.
Ngoài có tiềm năng về “du lịch xanh”, Hậu Giang còn có một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn và phát huy, khai thác và phát triển “du lịch đỏ”.
Với tổng diện tích hơn 24.200ha rừng tự nhiên, nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu (tỉnh Thanh Hóa) hiện có khoảng 2.600 loài động thực vật đang sinh sống. Trong đó, hơn 50 loài thực vật và khoảng 50 loài động vật đã được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam.
Theo ông Phan Văn Giàu - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, làng nghề sản xuất gạch, gốm đỏ Mang Thít với lịch sử tồn tại hơn 100 năm và từng một thời là sinh kế chính của nhiều gia đình. Theo định hướng phát triển gốm đỏ sẽ là một sản phẩm du lịch mang tính chất đột phá của địa phương, cần được bảo tồn và phát huy phù hợp.
Với tính chất là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng các liệu pháp y tế hiện đại, sử dụng các liệu pháp thẩm mỹ mang lại cho du khách trải nghiệm thư giãn, loại hình du lịch sẽ là mảnh đất màu mỡ thu hút du khách chọn Việt Nam làm điểm đến.
Mỗi bước chân của du khách trên hành trình tour cũng phát thải đáng kể lượng khí CO2. Các địa phương và công ty du lịch đang triển khai đo mức độ phát thải của mỗi khách, từ đó có các biện pháp giảm phát thải, tiến tới Net Zero trong ngành du lịch.
Nếu như tỉnh Lào Cai đã khẳng định được vị trí số một trên bản đồ du lịch Tây Bắc, thì huyện Bắc Hà đã “định vị” được thương hiệu là một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh. Tiềm năng về cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Bắc Hà đã được phát huy đúng giá trị, khiến du khách “nghiêng say” khi đến với cao nguyên trắng bất cứ mùa nào trong năm.
Ngày 17/10, Sở Du lịch tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Chương trình có sự tham gia của 20 doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành và các hợp tác xã, điểm du lịch địa phương.