Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số nhiều năm gần đây phát triển nở rộ, giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cách trung tâm thành phố Bắc Kạn gần 7km là điểm du lịch cộng đồng thôn Phiêng An, xã Quang Thuận (huyện Bạch Thông). Là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ. Nơi đây được ví như một bức tranh được thiên nhiên “ưu ái” với sông nước, chè xanh và hoa, quả thơm ngon…
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, du lịch xanh chính là giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Bắt nhịp xu hướng đó, ngành Du lịch Quảng Ninh đang nỗ lực xây dựng các điểm đến xanh, sản phẩm xanh, tạo lợi thế cạnh tranh để trở thành điểm đến được lựa chọn hàng đầu, mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý như có hệ thống 2 cửa biển (Trần Ðề và Ðịnh An), thời gian qua huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) thu hút các doanh nghiệp trong khu vực ÐBSCL đầu tư hợp tác lĩnh vực kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản... Ðường bộ của huyện Cù Lao Dung được kết nối với Quốc lộ 60, thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá với các tỉnh trong khu vực; dự kiến sau khi cầu Ðại Ngãi hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khu du lịch sinh thái Thác Trắng, ở xã Thanh An (Minh Long), nơi có dòng thác hùng vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn và là một trong những dòng thác tự nhiên tuyệt đẹp. Khu du lịch đã đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến khám phá.
"Nghe bảo trên ấy đang "hot", có rừng trúc, ao nuôi cá hồi, có lúa nếp Tài mùa chín rộ..."! Nhận được cái gật đầu của các thành viên, trưởng nhóm Hoàng Nhật Thành quyết định cho quay xe từ thị trấn Chợ Rã (Ba Bể) lên thẳng thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương. Một ngày ở Phiêng Phàng mang lại cho nhóm của chị Thành và những du khách khác những trải nghiệm ấn tượng khó phai.
Làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) là một trong những làng còn lưu giữ những nét đặc trưng về kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na cùng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hữu tình. Tiềm năng, lợi thế ấy đang được người dân nơi đây “đánh thức” bằng việc xây dựng làng Kon Jơ Dri trở thành điểm du lịch cộng đồng.
Tại tỉnh Tuyên Quang, tận dụng nguồn tài nguyên rừng để phục vụ du lịch cần đặt lợi ích bảo tồn lên trên lợi ích kinh tế. Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ cảnh quan, môi trường và phát triển rừng.
Nằm trong chương trình “Sắc thu Hồ Ba Bể”, Giải đua thuyền Kayak sáng 06/11 thu hút đông đảo du khách và mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho các vận động viên tham gia.
Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hệ động thực vật phong phú cùng với những nét văn hóa bản địa độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.