Hải Phòng: Trải nghiệm “xanh” ở làng chài Việt Hải

Làng du lịch sinh thái cộng đồng (còn gọi là làng chài) Việt Hải là ngôi làng cổ được hình thành từ hơn 1 thế kỷ trước. Làng chài này nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng). Tới đây, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, được trở về với thiên nhiên trong lành nhờ hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Đây hiện là một trong những điểm đến “xanh” với nhiều trải nghiệm hấp dẫn ngày càng được nhiều du khách trong nước và quốc tế lựa chọn cho hành trình của mình.

Trải nghiệm vườn nho đầu tiên tại Đắk Nông

Vườn nho rộng 1.700m2 được trồng trong nhà lưới ở xã Đắk Gằn (Đắk Mil), với các giống nho Hồng Nhật, nho kẹo và nho móng tay đen của Úc.

Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững

Phát triển du lịch, dịch vụ tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN - KB) là giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhằm tăng thu nhập, giảm thiểu tác động tiêu cực lên tài nguyên. Với định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình và PN - KB là điểm đột phá, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Quản lý (BQL) VQG PN - KB đã từng bước đa dạng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến, xã hội hóa du lịch nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Hoạt động du lịch đã có nhiều khởi sắc, mang diện mạo mới, từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững và các giá trị được chia sẻ.

Ngày hội Du lịch kết nối Tuy Hòa - Pleiku: Mở ra một chương mới cho sự liên kết hợp tác

Sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động đa dạng, mang đậm hơi thở, sắc màu cuộc sống, Ngày hội Du lịch kết nối Tuy Hòa - Pleiku năm 2022 đã chính thức khép lại vào tối 26/6 tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tham dự lễ bế mạc có lãnh đạo TP Tuy Hòa, TP Pleiku; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Gia Lai; doanh nghiệp và đông đảo nhân dân của TP Pleiku.

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ

Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có diện tích hơn 15.000ha, xếp thứ 12 trong số 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn được ví là “lá phổi xanh,” là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Bắc của Phú Thọ, với độ che phủ rừng lên tới 84%, chất lượng các hệ sinh thái rừng ổn định và được bảo vệ tốt. Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng tại Xuân Sơn đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch: Triển vọng từ cách làm mới ở Đa Mi (Bình Thuận)

Ở Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, nhiều nhà vườn đã phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp kết hợp với du lịch. Đây là mô hình mang lại hiệu quả tích cực vừa quảng bá, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.

Biển đảo Việt Nam: Đảo Quan Lạn ở Quảng Ninh

Đảo Quan Lạn (hay còn gọi là đảo Cảnh Cước) là một hòn đảo nhỏ nằm trên vịnh Bái Tử Long thuộc xã Quan Lạn và Minh Châu, cách trung tâm huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 40 km. Đảo có tổng diện tích trên 10 km2, trải dài từ chân núi Vân Đồn đến núi Gót với dân số khoảng trên 8.000 người.

Biển đảo Việt Nam: Quần đảo Cát Bà - Hải Phòng

Quần đảo Cát Bà gồm 367 đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo này thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Khánh Hòa tập trung phát triển du lịch biển

Nha Trang - Khánh Hòa đã và đang trở thành trung tâm du lịch biển có sức thu hút mạnh mẽ. Song, để trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, về xây dựng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 còn có rất nhiều việc phải làm.

Hà Nội: Chung tay phát triển du lịch xanh

Huyện Ba Vì là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao, là vùng đất sở hữu cảnh quan thiên nhiên phong phú với núi, rừng, thác, suối, sông, hồ... Những điểm đến quen thuộc gắn liền với thiên nhiên, đời sống con người nơi đây có thể kể đến như Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà... Hướng tới nền du lịch xanh, an toàn, Ba Vì đang từng bước chăm chút, làm đậm bản sắc miền núi trong hoạt động du lịch. Bà con dân tộc Mường, Dao nơi đây chung sức với địa phương phát triển ngành kinh tế đặc thù này và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng.