Nha Trang - Khánh Hòa đã và đang trở thành trung tâm du lịch biển có sức thu hút mạnh mẽ. Song, để trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, về xây dựng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 còn có rất nhiều việc phải làm.
Huyện Ba Vì là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao, là vùng đất sở hữu cảnh quan thiên nhiên phong phú với núi, rừng, thác, suối, sông, hồ... Những điểm đến quen thuộc gắn liền với thiên nhiên, đời sống con người nơi đây có thể kể đến như Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà... Hướng tới nền du lịch xanh, an toàn, Ba Vì đang từng bước chăm chút, làm đậm bản sắc miền núi trong hoạt động du lịch. Bà con dân tộc Mường, Dao nơi đây chung sức với địa phương phát triển ngành kinh tế đặc thù này và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng.
(TITC) - Tiếp nối các hoạt động trong Hội nghị ngành Du lịch thế giới, ngày 25/6, tại Ulsan (Hàn Quốc), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu tiếp tục tham dự Diễn đàn các nhà lãnh đạo du lịch về chủ đề Du lịch an toàn và Du lịch sinh thái.
Nằm trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam và là khu rừng đặc dụng có sự đa dạng sinh học phong phú bậc nhất nước ta. Đến với Vườn quốc gia Cát Bà, du khách được hòa mình vào thiên nhiên và tìm lại những phút giây thư thái để tái tạo năng lượng.
Việt Mekong farmstay (Nguyễn Ðình Chiểu, khóm 2, huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp) đang là điểm du lịch xanh được du khách yêu thích. Nơi đây gây ấn tượng với không gian thoáng đoãng, nhiều trải nghiệm khác biệt, nhất là hành trình tìm về thời khẩn hoang.
Sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Đà Bắc đang phục hồi tích cực. Những tiềm năng về cảnh quan sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Dao, Tày được phát huy. Các điểm đến có nhiều cố gắng trong cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Tại Quảng Nam, nhận thức về phát triển du lịch xanh đang có những chuyển biến tích cực. Năm 2022, Quảng Nam đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với chủ đề “Quảng Nam – điểm đến du lịch xanh” đã cho thấy rõ hơn điều đó. Thời gian tới, khi thực hiện những giải pháp mang tính đột phá trong phát triển du lịch, Quảng Nam cần ưu tiên đẩy mạnh du lịch theo hướng tăng trưởng xanh.
Đi giữa những cánh rừng ngập mặn trải dài ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), một bậc cao niên trong vùng cho biết, từ bao đời nay "bức tường xanh" này bảo vệ, che chắn xóm làng vượt qua mỗi mùa mưa bão. Rừng cũng mang lại cho người dân nhiều mô hình sinh kế bền vững.
Nằm giữa những vùng du lịch lớn của Hà Nội là Ba Vì và Quốc Oai, huyện Thạch Thất có những điểm đến được nhiều người biết đến, như: Chùa Tây Phương, khu du lịch sinh thái Hoàng Long, làng thủ công mỹ nghệ Chàng Sơn… Hiện, huyện Thạch Thất đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái để làm hướng đi riêng trong phát triển du lịch của huyện.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên trong phát triển cây dược liệu, tỉnh Lào Cai đang từng bước chuyển dịch từ trồng dược liệu sang kinh tế dược liệu. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch phát triển dược liệu gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022 - 2025, nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội.