Tuyên Quang: Thả mình vào thiên nhiên

Du lịch sinh thái nói nôm na của cánh phượt là “thả mình vào thiên nhiên” để ngắm cảnh đẹp và thư giãn tâm hồn, tìm lại sự cân bằng của chính mình. Nhờ có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái mà mấy năm gần đây, Tuyên Quang nổi lên như một điểm đến độc đáo, ấn tượng, hấp dẫn. Nếu có quy hoạch và chính sách tốt nơi đây hoàn toàn có thể là trung tâm của du lịch miền Bắc trong tương lai không xa.

Vân Đồn (Quảng Ninh): Để phát triển bền vững nông nghiệp gắn với du lịch

Nông nghiệp gắn kết du lịch đang là hướng đi hiệu quả, góp phần quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm; đồng thời, tạo thêm sản phẩm du lịch mới, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân nông thôn. Với tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp rất lớn, huyện Vân Đồn xác định sẽ triển khai, thúc đẩy ngày càng nhiều hơn các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại kết hợp trở thành điểm du lịch hấp dẫn; từ đó, dần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

“Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phê duyệt Đề án Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”.

Thừa Thiên Huế: Kết nối xanh để phát triển du lịch

Đại dịch COVID-19 đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều quốc gia mở cửa trở lại, cũng là lúc thị trường du lịch bắt đầu hồi sinh.

Trồng “rừng nhiệt đới” san hô dưới đáy biển Cù Lao Chàm

Một mùa xuân nữa lại về. “Rừng nhiệt đới” san hô dưới biển Cù Lao Chàm cũng đang được phục hồi và phát triển tốt trước mùa xuân của đất trời. Đó là một phần thành quả của việc bảo vệ và trồng mới san hô của những người yêu biển. Những cán bộ Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm và một số ngư dân xã đảo vẫn lặng thầm tách tỉa, nuôi cấy, ươm trồng từng mầm san hô cho Khu Dự trữ sinh quyển thế giới nhằm góp phần chăm sóc, gìn giữ, bảo vệ hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm.

Cách bảo vệ môi trường của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Hòa Vang, Đà Nẵng

Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) là vùng đệm nằm giữa Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bà Nà - Núi Chúa, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học ở Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều cánh rừng nguyên sinh đa đạng với những dòng sông, con suối, thác ghềnh hoang sơ, gần như nguyên vẹn chưa bị thương mại hóa… Dựa vào lợi thế tự nhiên sẵn có, đồng bào Cơ Tu ở 3 thôn Tà Lang, Giàn Bí và Phú Túc đang từng bước phát triển loại hình du lịch sinh thái (DLST) gắn với cộng đồng, nhằm bảo vệ sự đa dạng về sinh học, BVMT và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thêm 2 điểm đến hấp dẫn tại Kiên Giang mở cửa cho du khách

Sau thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Khu Du lịch chùa Hang, Hòn Phụ Tử, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) mở cửa đón khách du lịch trở lại, hứa hẹn là những điểm du lịch sinh thái an toàn cho du khách trong dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Quảng Ninh thúc đẩy phát triển du lịch xanh

Định hướng phát triển du lịch xanh đã được tỉnh Quảng Ninh đề ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định phát triển du lịch bền vững, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “ xanh”.

TP. Bạc Liêu : Để du lịch sinh thái vườn được phát huy

Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, trong những năm qua, tình hình du lịch trên địa bàn thành phố Bạc Liêu có những bước phát triển. Là địa phương có tiềm năng du lịch phong phú, với những nét độc đáo về văn hóa, xã hội; có 15 km bờ biển, với mảng rừng phát triển xanh tốt và nhiều loại sinh vật sống ven biển, dưới tán rừng phù hợp với phát triển du lịch sinh thái; có quần thể du lịch phong phú như: Điện gió, Vườn chim Bạc Liêu,vườn Nhãn cổ, chùa Xiêm Cán và các di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dân gian...