Vườn quốc gia Côn Đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách cửa sông Hậu 80km, nằm trong khu vực quần đảo Côn Sơn với gần 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha đất ngập nước cùng các hệ sinh thái: rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển... được bảo tồn khá nguyên vẹn.
U Minh Hạ (hệ sinh thái rừng tràm trải vắt ngang 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời) với thiên nhiên kỳ thú, những giai thoại nhuốm màu huyền tích, con người hồn hậu, bản lĩnh và hành trình phát triển diệu kỳ đã trở thành điểm đến hấp dẫn, đặc sắc của vùng đất Cà Mau. Đây là năm thứ 2 xứ sở cây tràm tổ chức chuỗi sự kiện “Hương rừng U Minh”, với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu rộng rãi hơn nữa hình ảnh đất và người nơi đây với du khách khắp nơi. Trong niềm tự hào lớn lao về quê hương, có những người con máu thịt U Minh Hạ hôm nay, đã dám nghĩ, dám làm để làm giàu cho bản thân và mở ra hướng đi mới cho cộng đồng. Đất xưa, người mới, mỗi câu chuyện lại là một niềm cảm hứng để hương tràm thêm đượm, thêm nồng trong hành trình phát triển.
Bài 3: Phát triển du lịch sâm và cây dược liệu ở Nam Trà My
Rừng U Minh Hạ nói chung, Vườn Quốc gia U Minh Hạ nói riêng có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và con người. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh trên đất than bùn là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã và nhiều loài thuỷ sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái, đặc biệt là thảm thực vật bèo rất độc đáo. Chúng có mặt hầu hết ở vùng ngập nước Vườn Quốc gia U Minh Hạ (khu sinh quyển thế giới).
Bài 2: Rừng- Vốn quý để Du lịch Tây Giang phát triển
Bài 1: Những bước đi đầu tiên của du lịch đại ngàn xứ Quảng
Đa Mi, một xã miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc, cách TP. Phan Thiết khoảng 60 km, được đánh giá có tiềm năng lớn về du lịch hiện đang được đánh thức.
Du lịch xanh là xu hướng du lịch tất yếu, bởi nó đề cao ý thức của con người trong việc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và khôi phục đa dạng sinh học.
Gần đây, khái niệm “du lịch xanh” với những hành động bảo vệ môi trường, thích ứng với thiên nhiên mới trở nên quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng, đã từ lâu, người dân cùng cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã dần quen từ những hành động nhỏ để bảo vệ môi trường được du khách ưa thích.
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm thay đổi nhiều thứ, trong đó có xu hướng du lịch. Sự chọn lựa của phần lớn du khách dịch chuyển mạnh từ các loại hình du lịch hưởng thụ với các dịch vụ cao cấp, xa xỉ, ở các trung tâm du lịch náo nhiệt trở về cuộc sống nông thôn bình dị, yên ả bên ruộng đồng, dòng sông, ao cá, vườn đồi với không khí trong lành và nhịp sống chậm rãi…