Vĩnh Long có một điểm tham quan độc nhất vô nhị là ngôi nhà làm từ hơn 4.000 cây dừa có độ tuổi từ 80 – 100 năm ở xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ.
Không còn là thông điệp hay chỉ là giải pháp đối phó, du lịch xanh đang dần trở thành thương hiệu cho du lịch Quảng Nam và được du khách đón nhận.
Nói đến hệ thống thác nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), hầu như ai cũng biết đến thác 50 kỳ vĩ. Tuy nhiên, ở đây còn một thác nước không kém phần hấp dẫn khiến lữ khách không muốn dời chân. Đó là thác Rêu.
Hơn 500 năm tồn tại, trải qua bao thăng trầm, những người thợ Làng gốm Thanh Hà (TP. Hội An, Quảng Nam) vẫn bền bỉ bảo lưu kỹ thuật sản xuất truyền thống. Đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao, sáng tạo nhiều mẫu mã mới phù hợp với xu thế hiện đại nhưng vẫn giữ được tinh hoa của nghề thủ công mỹ nghệ. Cùng với đó, chính quyền và người dân cũng luôn nỗ lực trong công tác bảo tồn di sản, quản lý du lịch, bảo vệ môi trường để phát triển Làng gốm Thanh Hà hướng tới du lịch xanh, bền vững.
Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu về du lịch chữa lành - một xu hướng đã xuất hiện từ vài năm trước - đã tăng lên đáng kể. Đà Lạt (Lâm Đồng), nổi bật với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, rừng nguyên sinh và thứ sinh phong phú, văn hóa đa dạng và kiến trúc độc đáo, đang trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách tìm kiếm sự thư giãn và cân bằng cuộc sống.
Lấy văn hóa làng Cơ Tu làm nét chủ đạo, từ đó phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của làng chính là cách làm du lịch văn hóa bền vững ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong đó đặc biệt chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa làng Cơ Tu, giữ gìn môi trường để phát triển du lịch xanh, bền vững, hài hòa với môi trường thiên nhiên.
Homestay UNFO Đa Mi dựa lưng vào rừng, nhìn ra hồ Hàm Thuận, được thiết kế độc đáo, hình đĩa bay, bằng vật liệu thuần Việt: tre và đất sét. Công trình có một không hai này ở cả Việt Nam và ASEAN hoàn toàn do một người địa phương nghiên cứu, thiết kế và thực hiện.
Du lịch xanh ở Tây Nguyên đang là một giải pháp cần thiết với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng với các di tích lịch sử.
Bản Chiềng Lau (xã Ban Công, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) có hệ sinh thái rừng đa dạng.
Du lịch xanh đang trở thành xu thế không chỉ được cộng đồng các đơn vị kinh doanh du lịch tại Đắk Lắk quan tâm mà còn lan tỏa đến người dân và du khách, cùng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa phát triển bền vững.