Những kỷ vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật...

Những mầm xanh gìn giữ di sản

Ca trù là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Thế nhưng ở Hà Nội, ca trù đang kể một câu chuyện đầy hy vọng. Nhiều đào nương ở độ tuổi “còn chửa biết cái chi chi” đang hằng ngày luyện phách, luyện ca. Chính những cô bé ấy đang góp phần quan trọng gìn giữ tương lai ca trù. Ở mảnh đất này, tình yêu với ca trù luôn có sẵn, được truyền qua các thế hệ. Cái cần là tạo điều kiện để những mầm xanh di sản ấy vươn lên...

Quảng Trị: Bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà

Đó là một trong những nội dung tại Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định phê duyệt.

Hà Nội: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa

Sáng 15/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng ban chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Nam Định: Làng Trà Lũ xưa - Vùng quê mang đậm giá trị văn hóa truyền thống

Làng Trà Lũ (Xuân Trường) xưa là vùng quê có lịch sử hình thành và phát triển phong phú. Trải qua 5 thế kỷ, các thế hệ người dân nơi đây luôn gìn giữ, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Giới thiệu nét cổ truyền Tết Đoan Ngọ “Gió lành Đoan Dương” tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.

Tây Nguyên: Phát hiện di tích thời đá mới trên miệng núi lửa

Thời gian qua, các nhà địa chất đã có nhiều phát hiện mới về di chỉ khảo cổ tiền sử ở Tây Nguyên, trong đó có di tích tiền sử trên miệng núi lửa Hố Tre ở thôn Hòa Tây (xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Đây là một trong các di sản hỗn hợp có giá trị nổi bật trên hệ thống các miệng núi lửa Tây Nguyên.

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch Lai Châu

Tỉnh Lai Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn văn hóa truyền thống. Trong đó, một hướng đi mới mà địa phương này hướng tới là gắn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa với phát triển du lịch. Đây được coi là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp, vừa phát triển kinh tế, giúp người dân thay đổi tư duy, cải thiện thu nhập.

Thừa Thiên Huế: Từ kinh đô đến đô thị di sản

Từng là kinh đô hội tụ tinh hoa của đất nước, với những di sản văn hóa thế giới về vật thể, phi vật thể và ký ức, Thừa Thiên Huế xứng đáng trở thành một thành phố, đô thị di sản đặc thù trực thuộc Trung ương.

Lào Cai: Cây khèn ở cao nguyên trắng

Bắc Hà (Lào Cai) là vùng văn hóa đa dạng, nổi tiếng không chỉ là vùng cao nguyên hoa mận trắng, những phiên chợ hay những lễ hội đua ngựa vui nhộn, mà còn bởi tiếng khèn và những điệu múa khèn H’Mông đặc sắc. Các nghệ nhân, người dân nơi đây luôn gìn giữ những nét văn hóa, làm giàu có đời sống tinh thần và hòa quyện với thiên nhiên.