Dân tộc Si La sinh sống tại huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), là một trong những dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những năm qua, thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương, biện pháp bảo tồn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Si La.
Chợ trung tâm huyện Văn Bàn nằm ngay thị trấn Khánh Yên. Tuy nhiên, khác với vẻ hiện đại của chợ thường gặp ở các trung tâm phố huyện khác, khu chợ này mang đậm vẻ dân dã, thôn quê. Cũng bởi lẽ đó mà mỗi lần có việc về với “Quê hương nghĩa tình”, tôi lại ghé qua chợ như để tìm chút duyên lâu ngày không gặp.
Do sự công phu, tỉ mỉ của các công đoạn nhuộm màu cho sợi dệt mà ít phụ nữ Bahnar biết và thực hành kỹ thuật này. Tìm hiểu kỹ thuật nhuộm cổ truyền của người Bahnar ở Đông Trường Sơn là hành trình khám phá vẻ đẹp văn hóa và sự sáng tạo độc đáo của cư dân nơi đây.
Theo TS. Phan Thanh Hải, xây dựng “Huế - Kinh đô Áo dài” thực ra là câu chuyện phục hưng một di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản ấy vào cuộc sống đương đại; từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu áo dài Huế, đưa áo dài trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc và để Cố đô Huế thực sự trở thành kinh đô của áo dài Việt Nam.
Với kho tàng di sản văn hóa độc đáo, những di tích lịch sử - cách mạng giá trị gắn với hệ sinh thái đặc sắc, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Hiện nay, ngành Du lịch Đồng Nai đang thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong hoạt động du lịch.
Sinh sống lâu đời trên vùng đất địa đầu Tổ quốc, dân tộc Lô Lô hình thành, lưu giữ nền văn hoá phong phú với các lễ hội cổ truyền, văn hoá dân gian, phong tục cưới hỏi đặc sắc. Nền văn hoá dân tộc Lô Lô hoà quyện với nền văn hoá 54 dân tộc anh em, tạo lên bức tranh văn hoá Việt Nam đa dạng, lung linh sắc mầu.
Chùa Châu Thới không chỉ là một ngôi chùa cổ ghi dấu sự hình thành và phát triển Phật giáo Bắc tông ở vùng Đông Nam Bộ, mà còn là danh thắng nổi tiếng của Bình Dương.
Với những ngư dân và chủ tàu chuyên đánh bắt thủy sản trên biển, hình tượng cá “ông” (cá voi) luôn được xem là biểu tượng của sự che chở siêu nhiên có gần trăm năm. Tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 2 Âm lịch luôn diễn ra lễ hội “Nghinh Ông” với qui mô được xem là lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.
Những ngôi làng giờ chỉ còn lại trong ký ức, nhưng dấu ấn về con người, nghề nghiệp, văn hóa một thời ở xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) vẫn luôn in đậm trong tiềm thức của người dân nơi đây.
Bảo tàng Đắk Lắk vừa tổ chức khai mạc trực tuyến Trưng bày chuyên đề “Những ngôi nhà xưa ở Tây Nguyên”. Trưng bày giới thiệu một số hình ảnh về kiến trúc nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.