Là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Quần thể danh thắng (QTDT) Tràng An đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam. Du lịch phát triển đã mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, tạo cơ hội giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh của địa phương và đất nước... Tuy nhiên, du lịch phát triển cũng kéo theo những hệ luỵ nhất định về nhiều mặt. Thực tế này đòi hỏi phải có các biện pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững tại QTDT Tràng An, trong đó cần phát huy vai trò chủ thể di sản của cộng đồng dân cư địa phương.
Xác định “Bảo tàng là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên phục vụ công chúng tham quan, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội”... Trong những ngày tháng người “cách xa” người, bà Nguyễn Thị Trinh, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đã có cuộc trò chuyện với Thời Nay.
Chuỗi sự kiện “Sáng kiến cộng đồng: Văn hóa ẩm thực - Con đường di sản miền Trung” đã bước sang số thứ ba và sẽ chính thức diễn ra dưới hình thức trực tuyến vào ngày 25/9 tới đây. Chương trình do Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2471/QÐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang khai quật khảo cổ tại địa điểm khu vực cửa mái đá ngườm thuộc thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Du lịch văn hóa - tâm linh là một trong những loại hình đã và đang được tỉnh Bắc Giang quan tâm khai thác phát triển. Qua đó quảng bá, thu hút khách tham quan, góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, với 20 dân tộc cùng sinh sống; đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống chính là một trong nhũng tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển du lịch.
“Xây dựng con người Vụ Bản thân thiện, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: “Nghĩa tình - Văn minh - Năng động - Sáng tạo”; Phát triển văn hóa, con người Vụ Bản trở thành nguồn lực quan trọng xây dựng huyện đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, với các đặc trưng: “Hành chính minh bạch - Kinh tế phát triển - Văn hóa đặc sắc - Nhân dân hạnh phúc”, đó là mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản về xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đất Thiên Bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.
Tôi gặp được nghệ nhân Nguyễn Đức Sôi khá muộn. Sau Tết 1991, tôi cùng một sinh viên ngành Hán Nôm về Kinh Bắc và đến Ngang Nội (Tiên Du, Bắc Ninh) tìm cụ để tầm sư học đạo.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa cộng đồng. Một số nét bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc đứng trước nguy cơ mai một và dần bị pha tạp. Vì vậy, việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng. Và để làm được điều đó, mỗi cá nhân, cộng đồng cần nâng cao ý thức giữ gìn nét đặc trưng của dân tộc mình, tránh tình trạng đồng hóa trong các hoạt động văn hóa, lối sống.
Dưới chân núi Khau Rịa cao sừng sững, nơi bản Rịa xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, từ lâu đồng bào Tày nơi đây biết đến nghệ nhân dân gian ưu tú Ma Thanh Sợi, người đang ngày đêm sưu tầm, ghi chép và truyền lại kho tàng văn hóa dân gian của vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên nói riêng và Lào Cai nói chung.