Làng cổ Đông Sơn, nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam. Về thăm nơi đây, không chỉ hòa mình trong bầu không khí yên bình, khách du lịch còn được tìm hiểu các giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, khảo cổ độc đáo và ấn tượng.
Hơn nửa thế kỷ gắn bó, theo đuổi nghề đòi hỏi nhiều công phu và đôi bàn tay tài hoa, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tấn Đích (xã Đại Bái, huyện Gia Bình) không chỉ thổi hồn cho hàng trăm sản phẩm nổi tiếng từ đồng mà còn luôn song hành cùng sự phát triển, hưng thịnh cũng như truyền dạy bí kíp và cảm hứng sáng tạo cho nhiều người dân làng nghề đúc đồng Đại Bái.
Nhà cụ Ma Thị Phú, xóm Sơn Vinh, xã Sơn Phú (Định Hóa), hôm nay râm ran tiếng nói cười. Giữa nhà, ô bếp vuông rực than hồng, vùi mấy tấm cơm lam tỏa mùi nếp nương thơm lựng, khói bốc lên bọc chục chiếc vành nón tròn xoe treo lủng lẳng trên gác bếp. Đã 92 tuổi nhưng cụ Phú xâu kim chưa phải đeo kính. Bên ô cửa nhà sàn nhìn ra đường làng, cụ ngồi làm công việc quen thuộc từ thời con gái: Đan nón Tày.
Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở Đàng Trong, dưới thời các chúa Nguyễn. Đây là một trung tâm văn hóa - giáo dục quan trọng, ghi dấu quá trình di dân, mở cõi của người Việt ở phương Nam.
Trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, Nguyễn Phương Vy - sinh viên năm thứ tư chuyên ngành thiết kế đồ họa Trường đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành dự án ý nghĩa mang tên “Bội Tự”. Những thông tin về hát bội được thể hiện qua những ký tự chữ cái theo phong cách đồ họa.
Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, tạo nên kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Những năm qua, hiệu quả của các chủ trương, chính sách đúng đã từng bước đưa Lào Cai trở thành một trong số ít tỉnh, thành trong cả nước bảo tồn tốt các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc, trở thành nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch của địa phương.
Đến nay, sau hơn 10 năm gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC), nhiều bản làng ở vùng CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã có sự thay da đổi thịt, hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư, an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Cao nguyên đá trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.
Đó là ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất Tây nguyên, trong ký ức và nỗi nhớ của nhiều người làng Kon Sơ Lăl này thì dù đã chuyển về làng mới ở nhưng đó vẫn là ngôi làng của mình, với nguyên liệu hoàn toàn lấy từ rừng ở đó những gì thiết thân nhất, gần gụi nhất.
Nếu có dịp du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, bạn hãy một lần thử tìm đến Làng văn hóa cộng đồng du lịch (VHCĐDL) thôn Lao Xa (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) để thấy được vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên cũng như nhịp sống hiền hòa của thôn, bản vùng cao nguyên đá nơi biên cương cực Bắc. Nhờ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên, người dân nơi đây đã từng bước tiếp cận với xu hướng phát triển du lịch, mở ra hướng đi mới của thôn, bản vùng cao nguyên đá.
Là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Quần thể danh thắng (QTDT) Tràng An đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam. Du lịch phát triển đã mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, tạo cơ hội giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh của địa phương và đất nước... Tuy nhiên, du lịch phát triển cũng kéo theo những hệ luỵ nhất định về nhiều mặt. Thực tế này đòi hỏi phải có các biện pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững tại QTDT Tràng An, trong đó cần phát huy vai trò chủ thể di sản của cộng đồng dân cư địa phương.