Liên hoan các di tích tiêu biểu - Cách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Liên hoan văn hóa dân gian các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam lần thứ VI vừa được tổ chức tiếp tục là dịp để các địa phương giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các di tích, góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Hạt nhân của đô thị di sản

Từ sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa, diện mạo Quần thể Di tích Cố đô Huế đã hồi sinh, phát triển bền vững. Trong giai đoạn tiếp theo, cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong mô hình hoạt động để chuyển hóa quần thể thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị di sản.

Thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Di tích lịch sử Mỹ Sơn

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử (DTLS) Mỹ Sơn.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

Xác định phát triển du lịch gắn với gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cơ chế, chính sách tập trung khai thác các thế mạnh vốn có, từng bước xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, mang tính đặc thù, tạo dấu ấn đẹp trong lòng du khách.

Doanh nghiệp du lịch hỗ trợ người dân miền Trung

Sáng 21/10, ông Nguyễn Viết Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, các doanh nghiệp chuyên về khai thác tour đường thủy ở Bình Dương, Phú Quốc, Hội An, Quy Nhơn và Tp. HCM đã thống nhất chung tay, góp sức đưa phương tiện ứng cứu người dân các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng

Vừa qua, Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố Cần Thơ đã tổ chức hội thảo “Làm gì để bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”.

Tạo sản phẩm du lịch từ giá trị văn hóa

Kết hợp hài hòa giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, Hội An đã tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. Tiềm năng này còn khá phong phú, nếu phát huy đúng mức như đã từng làm với di sản nghệ thuật bài chòi, Hội An có thể tạo thêm những sản phẩm du lịch văn hóa mới lạ.

Gìn giữ bản sắc dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

Nhắc đến các sự kiện văn hóa ở huyện Than Uyên diễn ra trong một năm thì không thể không kể đến ngày “tết Độc lập” mùng 2/9. Đây là hoạt động thường niên được Nhân dân trong huyện gìn giữ từ bao đời nay.

Ðể di sản xứng tầm danh hiệu

Mới đây, một vấn đề được đặt ra làm "nóng" bàn tròn Hội thảo "Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long - Hà Nội" do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp một số đơn vị tổ chức, nhân kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội. Ðó là đề xuất cần nâng cấp danh hiệu cho Phố cổ Hà Nội qua việc khẳng định, với những giá trị tiêu biểu, khu phố cổ xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Hà Nội bảo tồn, nâng chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan Phố cổ

Phố cổ Hà Nội được biết đến là di sản đô thị với 36 phố phường buôn bán sầm uất, gắn liền với các nghề truyền thống; nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Câu chuyện bảo tồn, tôn tạo và phát huy phố cổ Hà Nội được nhắc đến nhiều năm qua, vừa để gìn giữ di sản quý, vừa khai thác phát triển du lịch và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân.