Phát triển du lịch bền vững là ưu tiên hàng đầu ở khu vực Nam Thái Bình Dương nhằm thu hút sự chú ý nhiều hơn của du khách quốc tế.
Làng A Nôr được Hiệp hội Du lịch Việt Nam lựa chọn là một trong 3 làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Đó là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững.
Sáng 15/6, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), diễn ra khai mạc triển lãm nghệ thuật sắp đặt gốm “Phiêu cùng rùa biển” của nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà cùng sự bảo trợ chuyên môn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Chỉ riêng ngành du lịch đã thải ra 8% lượng khí thải carbon trên thế giới. Khi ngày càng có nhiều người đi du lịch mỗi năm, dấu chân này ngày càng tăng lên.
Cách trung tâm huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 13 km về phía Đông Bắc, xã Mường Lai là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Tày với những nét văn hóa truyền thống độc đáo; nơi có Khu căn cứ cách mạng Cổ Văn cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành với hệ thống liên hồ thủy lợi Từ Hiếu, Roong Đeng, Tặng An... là tiềm năng, lợi thế để Mường Lai phát triển du lịch (PTDL) xanh gắn liền với môi trường, cảnh quan cũng như đời sống cộng đồng cư dân bản địa.
Du lịch cộng đồng tại Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã và đang góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, mở ra nhiều triển vọng cho phụ nữ.
Bản Nà Sự thuộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của đồng bào Thái trắng, với gần 140 hộ dân, hơn 600 nhân khẩu. Phát huy tiềm năng về môi trường sinh cảnh tự nhiên và bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc, chính quyền địa phương và người dân Nà Sự đã chung tay phát triển mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Nậm Pồ. Sau gần hai năm mở cửa đón khách, bản du lịch cộng đồng Nà Sự đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình khám phá Điện Biên, khám phá cực Tây A Pa Chải.
Bình minh ở Hua Tạt những ngày đầu tháng 6 yên ả đến lạ. Tờ mờ sáng, mọi người trong đoàn vội tỉnh giấc, loay hoay chuẩn bị tư trang, háo hức bảo ban nhau: “Hôm nay, chúng ta sẽ trồng rừng từ sớm”. Và hành trình “vá” sắc xanh cho dải rừng Pa Cốp-Hua Tạt tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La của nhóm tình nguyện viên từ dự án Rừng xanh lên bắt đầu.
Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ - du lịch là chính nên thời gian qua, phường Cẩm Châu (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã tạo được những đổi thay quan trọng. Đáng chú ý, tuy là một đơn vị hành chính cấp phường nhưng Cẩm Châu đang trở thành vùng du lịch đô thị sinh thái được đông đảo du khách ưa thích.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, sau hơn 1 năm triển khai các nhóm hoạt động, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ngãi” bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.