Tại Nha Trang, mỗi ngày có 10 tấn rác thải du lịch thải xuống biển. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, đến năm 2008, số cơ sở lưu trú phục vụ du lịch đã phát triển với hơn 10 ngàn điểm. Thế nhưng ngoài mặt tích cực là tạo ra doanh thu, việc làm cho địa phương, một số vấn đề đã được đặt ra như việc sử dụng nhiều tài nguyên, sản sinh rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Tạp chí chuyên ngành thủy sản Catch and Culture của Ủy hội Sông Mê Kông (Mekong River Commission – MRC) số mới nhất có bài giải thích vì sao một trung tâm thủy cung sinh vật nước ngọt tỉnh lẻ của Thái lại thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi tháng.
Phó tổng thư kí liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành UNEP, ông Achim Steiner, cho biết nguyên nhân của sự gia tăng lượng rác thải ra biển là do việc sử dụng lãng phí cũng như cách thức quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong các loại rác bị thải ra biển, rác vật liệu nhựa plastic và đầu mẩu thuốc lá chiếm nhiều nhất.
Trong một bản báo cáo được công bố vào ngày 6/5/2009 của Bộ Kinh tế Du lịch Pháp, chính phủ Pháp đã bày tỏ lo ngại rằng biến đổi khí hậu với nguy cơ tan băng, hạn hán, sự mất dần các bãi biển sẽ tác động mạnh đến ngành du lịch nước họ như đã từng tác động tới các điểm du lịch hàng đầu thế giới.
Ninh Thuận nằm ngay giữa ba điểm du lịch phổ biến Phan Thiết – Đà Lạt – Nha Trang, cách mỗi nơi trên dưới một trăm cây số, nhưng nhiều năm nay, Ninh Thuận chỉ là nơi các tour đi ngang. Tuy vậy Ninh Thuận vẫn có nhiều thế mạnh để bứt phá lên nhờ vào không gian văn hóa Chăm vẫn giữ lại những nét văn hóa, kiến trúc, sinh hoạt độc đáo và nhưng bãi biển đẹp còn hoang sơ có thể tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc tại đây.
Trong bối cảnh thiếu điện thường xuyên trong khi đầu tư thủy điện cần vốn lớn, nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt và đắt đỏ, ngành chức năng đang hướng người dân đến việc sử dụng các nguồn năng lượng mới. Điện mặt trời hỗ trợ phát triển du lịch, bảo vệ môi trường bước đầu đã được triển khai ở Việt Nam, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và còn quá nhỏ bé so với tiềm năng.
Kết quả nghiên cứu “Các xu thế đầu tư năng lượng sạch toàn cầu 2009” do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 03/06/2009 cho biết hơn một nửa trong tổng số 250 tỉ USD đầu tư vào sản xuất các nguồn năng lượng mới trên toàn thế giới trong năm 2008 đã được chi cho năng lượng tái tạo.
Việt Nam - một quốc gia biển với 3.260 km bờ biển, 2.273 đảo ven bờ, 44 vùng vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, hàng ngàn điểm du lịch biển lý tưởng, đặc biệt là các điểm du lịch nổi tiếng tại Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Bãi Cháy - Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Trà Cổ, Đà Nẵng, Hội An... Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, Vịnh Lăng Cô là ba trong số 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Ngày nay, du lịch biển trở thành nhu cầu của con người.
Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng du lịch rất lớn như du lịch sinh thái, nhà vườn, biển đảo…tuy nhiên chưa được khai thác đúng mức, nhất là tính liên kết trong vùng để khai thác thế mạnh du lịch từng địa phương.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã công bố kết quả công trình nghiên cứu về nguồn lợi kinh tế từ các khu bảo tồn biển. Theo đó, các khu bảo tồn biển không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao hơn mà còn lâu dài và ổn định hơn rất nhiều thông qua phát triển du lịch và đánh bắt cá có tổ chức.