Khu bảo tồn biển Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) được đánh giá là một ngư trường giàu có với vùng biển rộng, những rạn san hô lớn sinh sống. Đồng thời, đây cũng là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, tỉnh Kiên Giang chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tại khu vực này.
Bồng bênh trên chiếc thuyền thúng nhỏ giữa trời nước mênh mông, những người dân xứ đảo Lý Sơn chòng chành đời mình với đời rong, một thứ “của trời cho” trong những ngày nắng hạ để mưu sinh, trang trải cuộc sống.
Theo Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau, trong tháng 6 đơn vị đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ môi trường nhằm hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới”, “Ngày Đại dương thế giới”, “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam”.
Bằng nhiều giải pháp tích cực và các hình thức tuyên truyền vận động, tính đến ngày 5/7/2022, toàn thành phố đã có 317 đầu mối đơn vị đăng ký và ủng hộ với số tiền hơn 50,1 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã chuyển về Quỹ thành phố là hơn 49,79 tỷ đồng.
Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Hòn Cổ, Con Hổ hay Thảo Phù, Hòn Mệ, là hải đảo tiền tiêu thuộc vùng biển Quảng Trị. Đảo có vị trí phân chia Vịnh Bắc Bộ - Cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ. Về hành chính, Cồn Cỏ là huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, nơi cách đất liền từ 13 đến 17 hải lý (điểm gần nhất là Mũi Lay thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh).
Thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Sáu tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh tăng 5,22%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Trong đó, nổi lên là ngành kinh tế thuần biển đóng góp từ 8-10% GRDP; hình thành năm khu công nghiệp tập trung ở khu vực ven biển với tổng diện tích hơn 460ha, có hơn 80 dự án đầu tư.
Các cơ quan thông tấn, báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá Cuộc thi và Triển lãm đến các tầng lớp nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, các cấp ủy đảng tích cực tham gia đưa Cuộc thi trở thành một trong những hình thức sinh hoạt chính trị, xã hội quan trọng, góp phần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về biển đảo Việt Nam.
Với định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của người dân và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường biển và chủ quyền biển, hải đảo.
Du lịch biển đảo chắc hẳn nằm trong kế hoạch của không ít người khi hè đang về. Tới vùng biển đảo đẹp, yên bình lại được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống của ngư dân như người bản địa, chắc hẳn là một lựa chọn thú vị. Trải nghiệm "Một ngày làm ngư dân" ở Thanh Lân là một trong những lựa chọn như vậy.
Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đặt mục tiêu kinh tế biển dự kiến sẽ đóng góp tới 10% GDP vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam cần hướng tới xây dựng nền kinh tế biển xanh.