Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Phát hiện người dân địa phương bắt được con khỉ vàng quý hiếm, anh Trần Tuấn Phong đã bỏ tiền mua lại rồi bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Không cưỡi voi, thay vào đó sẽ tạo tương tác thân thiện giữa du khách với voi, cho voi ăn, tắm và chụp hình cùng voi… Mô hình "Tôi cười với voi, tôi ngừng cưỡi voi" là chiến dịch để việc bảo tồn voi đạt hiệu quả triệt để.
Từ 3 giờ sáng 5/3, hơn 500 người đã có mặt tại Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế tham gia Giải chạy để bảo tồn động, thực vật hoang dã do Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh Thừa Thiên Huế và đơn vị thực hiện hợp phần Bảo tồn sinh học WWF Việt Nam tổ chức.
Hiện nay, trên địa bàn TP. Bắc Kạn có nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi nhốt động vật hoang dã (cầy vòi hương, cầy vòi mốc, mang đỏ...), điều này không những giúp phát triển kinh tế mà còn góp phần giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, mặc dù diện tích độ che phủ rừng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên lại ngày càng giảm. Những tác động của biến đổi khí hậu làm cho thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau cả về diện tích và phân bổ các kiểu rừng.
Từ ngày 1/3, Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn trực thuộc Chi nhánh du lịch và khách sạn Biệt Điện (thuộc Simexco Daklak) triển khai chiến dịch truyền thông và du lịch “Tôi cười cùng voi, tôi ngưng cưỡi voi” nhằm tuyên truyền rộng rãi việc ngừng cưỡi voi, chuyển sang hình thức du lịch thân thiện với voi.
Thấy những đàn chim trời bay về đậu, làm tổ trên đất của mình, một số người dân ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã cùng nhau bảo vệ để chúng yên tâm trú ngụ, sinh sản.
(TITC) - Theo thông tin từ WWF – Việt Nam, nhằm hưởng ứng Ngày động, thực vật hoang dã thế giới (03/3/2023) với chủ đề “Chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã” nhiều tỉnh thành trên toàn quốc đã tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi công chúng không săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp.
Đến hết năm 2021, Việt Nam có trên 180 khu bảo tồn thiên nhiên (trên đất liền là vùng biển) với tổng diện tích khoảng trên 2.641.521 ha (diện tích khu bảo tồn trên đất liền chiếm trên 93%) với 34 vườn quốc gia; 60 khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên; 22 khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh; 65 khu bảo vệ cảnh quan. Trong đó, diện tích khu bảo tồn trên đất liền chiếm trên 93%.