Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
Vừa qua, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên về hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà đã phát hiện, gỡ bẫy cứu thành công một cá thể chồn bạc. Bên cạnh đó, họ còn thấy một cá thể khỉ bị bẫy kẹp vào chân mà không thể cứu được... Những hình ảnh này làm dấy lên sự bất bình của dư luận bởi sự ngang nhiên xem thường pháp luật và vấn nạn tận diệt thú rừng đã quay trở lại sau thời gian tạm lắng vì đại dịch Covid-19.
Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.
Ngày 12/4, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình tổ chức giới thiệu công tác bảo tồn gấu, gắn với phát triển du lịch bền vững tới nhiều công ty lữ hành, đại diện các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú trong cả nước.
Một cá thể cu li nhỏ thuộc loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đi lạc vào vườn nhà dân, được người dân bắt lại và bàn giao cho Vườn quốc gia Vũ Quang để chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên.
Từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Kiên Giang tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khướu Ngọc Linh là loài chim đặc hữu, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những loài chim đẹp và quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đăk Glei, Kom Tum). Tuy nhiên, số lượng loài này ngày càng suy giảm nhanh chóng, rất cần sự chung tay bảo vệ của cả cộng đồng.
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình (xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) với bạt ngàn cây xanh cùng hệ thống nhà gấu, khu bán hoang dã là ngôi nhà chung của những cá thể gấu sau khi được cứu hộ hoặc được các chủ trại tư nhân tự nguyện chuyển giao.
Ngày 27/3, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) cho biết, đơn vị phối hợp chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trên địa bàn xã Tân Hiệp (thành phố Hội An) thả một con tê tê về lại rừng.
Với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã có thể nói là vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.