Ngày 9/2, Đồn Biên phòng Trung Bình, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng đã phối hợp với chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm liên huyện Trần Đề-Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tổ chức thả 3 cá thể rùa biển họ Vích về môi trường tự nhiên.
Ngày 2/2, Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Trạm Biên phòng Hạnh Dịch, Ủy ban nhân dân xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An tiến hành thả hai cá thể khỉ mặt đỏ về rừng tự nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
Huyện Na Hang có trên 21.000 ha rừng đặc dụng, rừng tự nhiên lớn nhất ở tỉnh Tuyên Quang. Rừng Na Hang có 2.000 loài động, thực vật quý hiếm, như: Trai, đinh, hoàng đàn, trầm gió… voọc mũi hếch, voọc đen má trắng.
Ngày 29/1, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua trích xuất dữ liệu từ máy bẫy ảnh kỹ thuật số được đặt trong Khu bảo tồn giữa dãy Trường Sơn, ghi nhận được hàng chục cá thể mèo rừng sinh sống rất linh hoạt.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới, với sự đa dạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gene phong phú và đặc hữu.
Trong 2 ngày 9-10/1, tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã phối hợp với Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật (IEBR) tổ chức cuộc họp kỹ thuật rà soát thông tin về các loài thú để cập nhật tình trạng bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam sẽ được xuất bản trong năm 2023.
Những ngày đầu tháng 1/2023, tại Hà Nội, Tiến sĩ Tilo Nadler, người được mệnh danh là “hiệp sĩ của rừng già Việt Nam” đã chính thức cho ra mắt cuốn sách mang tên “Lost and Found: The History of Extermination, Discovery and Rediscovery of mammals in Vietnam” (tạm dịch: Mất đi và tìm thấy: Lịch sử của sự tiêu diệt, phát hiện, tái phát hiện các loài thú ở Việt Nam”).
Ngày 5.1, Hạt Kiểm lâm huyện Hoàng Su Phì phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền xã Túng Sán tiến hành thả một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm trở về tự nhiên.
Những ngày đầu năm 2023, những người làm công tác bảo tồn động vật hoang dã sửng sốt và vui mừng khi một quần thể nhỏ loài voọc quần đùi trắng lần đầu tiên được tìm thấy trong tự nhiên ngay tại Hà Nội. Tuy nhiên, hành trình để theo dấu vết loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới không hề dễ dàng.
Tháng 11/2022, Lò A Ký, chàng kỹ sư bảo tồn người Mông thuộc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) bất ngờ bắt gặp và ghi lại được hình ảnh đàn voọc quần đùi trắng ngay tại khu vực rừng đặc dụng thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên sau hàng trăm năm, loài linh trưởng đặc hữu này được ghi nhận tại Hà Nội với những bằng chứng vô cùng xác thực.