Trong thời gian qua, cùng với chủ trương kích hoạt lại hệ thống hạ tầng du lịch và thu hút nguồn nhân lực, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, tạo ra sản phẩm du lịch mới theo hướng xanh, thân thiện với môi trường. Nhờ đó, Quảng Nam bước đầu đã thu hút được sự chú ý, cuốn hút du khách trở lại sau hai năm đóng cửa do đại dịch...
Du lịch cộng đồng ở vùng sâu trong đất liền Quảng Nam đang mở ra hướng phát triển mới trên cơ sở kết nối nền tảng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch có giá trị cao.
Xã Cẩm Hà (TP. Hội An) như một “ốc đảo” thu mình giữa bốn bề phố thị bao bọc. Ngoài làng rau Trà Quế đã dần định hình được thương hiệu du lịch nông nghiệp, Cẩm Hà vẫn còn nhiều tiềm năng chờ được đánh thức.
Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề : “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”, Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang có tổng diện tích hơn 120ha, do Công ty CP Du lịch Hang Gợp, đơn vị thuộc Tập đoàn FVG điều hành và đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 2.600 tỷ đồng sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan giai đoạn 1 từ 8h00 ngày 29/4/2022. Đây là giai đoạn mở cửa đón khách trải nghiệm trước khi đưa vào khai trương và hoạt động chính thức dự kiến từ tháng 06/2022.
Môi trường là một trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng đô thị. Với Hội An, công tác bảo vệ môi trường còn gắn bó mật thiết với tiến trình phát triển du lịch, nhất là định hướng phát triển du lịch xanh trong thời gian tới.
Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 - Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh, Sài Gòn Tiếp Thị (thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn - Saigon Times Group) phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và The Field tổ chức sự kiện “Ấn tượng Việt Nam trên ruộng đồng miền di sản”.
Bài 4: Gỡ vướng cho du lịch miền núi
Bài 3: Phát triển du lịch sâm và cây dược liệu ở Nam Trà My
Bài 2: Rừng- Vốn quý để Du lịch Tây Giang phát triển
Bài 1: Những bước đi đầu tiên của du lịch đại ngàn xứ Quảng